Hôm thứ Sáu (1/4),ươngtốithiểucủacôngnhânAnhvượtcácnướcchâuÂukhákết quả giải u19 tạp chí kinh tế uy tín The Economist đã công bố chỉ số kinh tế Big Mac chuyên tính toán mức lương đủ sống ở mỗi quốc gia đã thực hiện một phép so sánh giữa mức lương tối thiểu của công nhân Anh và các nước châu Âu khác. Theo tính toán, mức lương đủ sống của người Anh đã tăng trong những năm gần đây, trong đó thu nhập tối thiểu của người lao động từ 25 tuổi trở lên là 7,2 bảng Anh trong 1 giờ (tương đương khoảng 235 nghìn VNĐ). Mức lương tối thiểu của người lao động Anh đang tăng dầnVăn phòng chịu trách nhiệm về ngân sách (OBR) của Anh ước tính khoảng 1,3 triệu người lao động sẽ được trả mức lương mới trong năm nay, và mức lương sẽ tăng lên 2,9 triệu vào năm 2020. Khi đó, dự đoán mức lương tối thiểu sẽ lên tới 9 bảng Anh/giờ (tương đương khoảng 293.000 VNĐ). Trong khi, mức lương cơ bản của người lao động dưới 25 tuổi sẽ thấp hơn thu nhập của đối tượng trên 25 tuổi. Hiện tại mức lương dành cho đối tượng này rơi vào 6,7 bảng/giờ (tương đương khoảng 218.000 VNĐ). Theo nghiên cứu của Quỹ giải quyết việc làm Anh, mức lương tối thiểu của quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi đáng kể của nước đó. Tại Anh, một số khu vực có khoảng 1/3 người lao động sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lương, bao gồm Torridge ở Devon, Rossendale ở Lancashire, Woking ở Surrey, Castle Point ở Essex… Phần lớn công nhân ở các khu vực khác của Anh, đặc biệt là thủ đô London thường không có lợi lộc gì khi được tăng lương. Ước tính chưa đến 1 người trong số 10 công nhân ở Lambeth, Islington, Hamlets… được hưởng lợi. Tuy nhiên, theo OBR ước tính, nếu tiền lương tối thiểu tăng lên thì có tới 60.000 người có thể mất việc làm. Còn chính quyền một số địa phương lại cho rằng có thể sẽ không còn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại một số nơi khi tăng lương. Lương tối thiểu của công nhân Anh cao hơn các nước châu Âu còn lạiCũng theo tính toán tạp chí kinh tế theo chỉ số Big Mac, mức lương tối thiểu của Anh cao hơn tất cả các quốc gia còn lại của châu Âu. Cụ thể, công nhân Anh ở độ tuổi trên 25 có ít nhất là 5 Big Mac cho mỗi 2 giờ làm việc. Trong khi Đức, Pháp, Ireland, Bỉ và Slovenia chỉ có khoảng 2 Big Mac cho một giờ làm việc. Còn người lao động có mức lương thấp nhất là ở Romania và Bulgaria với 1 Big Mac cho gần 2 giờ làm việc. Bảo Ngọc 'Thành phố đáng sống' Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh |