当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá hạng 2 nhật bản】Khống chế chi phí lãi vay đối với hoạt động giao dịch liên kết: Phù hợp với thông lệ quốc tế

TheốngchếchiphílãivayđốivớihoạtđộnggiaodịchliênkếtPhùhợpvớithônglệquốctế<strong>kết quả bóng đá hạng 2 nhật bản</strong>o Chủ tịch VTCA, xem xét sửa khoản 3, Điều 8, Nghị định 20, sẽ thuận lợi hơn cho các DN.
Theo Chủ tịch VTCA, xem xét sửa khoản 3, Điều 8, Nghị định 20, sẽ thuận lợi hơn cho các DN.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, qua nghiên cứu phản ánh thực tế của các doanh nghiệp (DN) cho thấy, nên xem xét, sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, trong đó có việc khống chế chi phí lãi vay (Nghị định 20) để tháo gỡ khó khăn cho DN; đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các DN trong nước và DN nước ngoài.

* PV: Nghị định 20 quy định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần của kỳ nộp thuế. Cộng đồng DN đang quan tâm đến quy định này với nhiều ý kiến. Là người làm dịch vụ tư vấn thuế, bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Bà Nguyễn Thị Cúc:Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, việc khống chế chi phí lãi vay đối với hoạt động giao dịch liên kết là phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này là nhằm tránh tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Tuy nhiên, sau khi nghị định được ban hành và áp dụng trong thực tế đã xuất hiện những vướng mắc của DN. Qua nghiên cứu và tiếp nhận ý kiến phản ánh của DN thì thấy rằng, những vướng mắc này là có cơ sở, đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Vì thế tôi cho rằng, chúng ta nên nghiên cứu xem xét, sửa đổi quy định này; cụ thể là sửa Khoản 3, Điều 8 Nghị định 20 cho phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Cúc
Bà Nguyễn Thị Cúc

* PV: Trong quá trình hoạt động tư vấn thuế cho DN, bà và VTCA đã nhận được những phản ánh liên quan đến Nghị định 20 cụ thể là gì, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Chúng tôi đã tham gia rất nhiều hội thảo, cũng như diễn đàn cafe sáng của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đối thoại với Hiệp hội Kinh doanh bất động sản Việt Nam… Thông qua các hội nghị này, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến phản ánh của DN liên quan đến Nghị định 20, đặc biệt là quy định tại Khoản 3, Điều 8 của nghị định này. Chúng tôi nghĩ rằng, hiện nay đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài thì không vấn đề gì, vì các DN này đã biết và chủ động có biện pháp để xử lý. Nhưng đối với các DN Việt Nam có vướng mắc phát sinh trong quá trình khai quyết toán thuế năm, trong đó có yếu tố loại trừ chi phí lãi vay theo mức trần khống chế làm tăng thuế TNDN phải nộp, rõ nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở xã hội. Lĩnh vực này đang được hưởng ưu đãi về chính sách thuế.

Thực tế các DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có thể có nhiều chi nhánh, hoặc hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Khi công ty mẹ điều hành công ty con trong cùng hệ thống, sẽ có giao dịch liên kết. Mà khi đã có giao dịch liên kết thì bất cứ khoản vay nào, kể cả vay của cổ đông, vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, vay tín dụng… đều bị khống chế 20%. Đối với các DN kinh doanh nhà ở xã hội, hiện nay có chính sách ưu đãi thuế (nộp thuế TNDN 10%), được vay nguồn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua ngân hàng.

Vấn đề hiện nay là khi DN được vay ưu đãi rồi, nhưng bởi vì hầu hết các nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn mỏng, nên họ vay từ các nguồn vay ưu đãi để triển khai dự án, để bán giá thấp cho người dân. Khi vay, thì tỷ lệ lãi vay sẽ vượt trần 20%. Số vượt trần này, theo quy định Nghị định 20, cơ quan thuế phải loại trừ khỏi chi phí tính thuế. Điều này có nghĩa DN vay thực, chi phí thực, nhưng không được tính chi phí đầu vào để xác định giá trị tính thuế, mà phải nộp thuế TNDN 10% trên chi phí lãi vay vượt quá trần 20% bị loại ra khỏi chi phí đó.

Việc sửa nghị định này một cách toàn diện sẽ mất rất nhiều thời gian, vì thế chúng ta có thể sửa riêng Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20 theo hướng mở rộng đối tượng không bị điều chỉnh bởi quy định này đối với các đối tượng không có hoạt động giao dịch xuyên biên giới và áp dụng cùng một mức thuế suất thuế TNDN. Vì đối tượng này không xảy ra rủi ro chuyển giá để chuyển dịch lợi nhuận nhằm mục đích tránh thuế.

Theo tôi, Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20 nên sửa là “Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Kinh doanh bảo hiểm; các đối tượng không có hoạt động giao dịch xuyên biên giới và áp dụng cùng một mức thuế suất thuế TNDN”.

* PV: Tổng cục Thuế cho biết, qua rà soát cho thấy, chỉ có hơn 4.000 DN trên tổng số hơn 700.000 DN đang hoạt động thuộc diện phải kê khai theo Nghị định 20. Trong số này có khoảng 10% số DN kê khai không có lãi (đang lỗ). Điều này có nghĩa, rất ít DN chịu ảnh hưởng của Nghị định 20. Vậy tại sao vẫn cần phải sửa nghị định này?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Trong thực tế, có thể có DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, nhưng chưa kê khai quyết toán thuế năm 2018 theo nội dung và các biểu mẫu về giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 20 và Thông tư hướng dẫn số 41/2017/TT-BTC. Vì thế, trong thực tế thì chưa hẳn con số trên đã là chính xác.

Theo thống kê, khoảng 10% trong tổng số hơn 4.000 DN báo cáo không có lãi, nhưng lại không được khấu trừ thuế đầu vào với phần vượt trần 20% vốn vay. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lỗ tương ứng. Còn đối với những đơn vị có lãi, có thể bị loại trừ chi phí lãi vay thì sẽ giảm lãi đi.

* PV: Hiện nay, Tổng cục Thuế đang rà soát, đánh giá kỹ các khoản chi phí lãi vay của các DN thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 20 để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chính sách. Trong trường hợp cần phải sửa một cách căn cơ, theo bà thì cần phải sửa như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Quan điểm của tôi là chúng ta nên nghiên cứu lại cơ sở tính, mức khống chế lãi vay. Với việc ban hành Nghị định 20 cho thấy, chúng ta đã học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Nhưng chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn, cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia, các công ty tư vấn thuế, tài chính quốc tế, họ sẽ có kinh nghiệm để đưa ra cơ sở tính thuế, tỷ lệ khống chế… cho phù hợp.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, chính sách thuế cần đồng bộ, bình đẳng, công bằng với mọi đối tượng. Nghị định 20 hiện nay chỉ khống chế lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết, trong khi các DN không có giao dịch liên kết thì Luật thuế TNDN hiện nay chưa quy định mức khống chế.

Trong tương lai, Luật thuế TNDN cần sửa đổi, bổ sung quy định khống chế lãi vay đối với tất cả các DN, đảm bảo bình đẳng về thuế, chứ không chỉ áp dụng đối với giao dịch liên kết.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Tổng cục Thuế đang rà soát, đánh giá kỹ các khoản chi phí lãi vay

Tổng cục Thuế cho biết đang rà soát, đánh giá kỹ các khoản chi phí lãi vay của các doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 20, để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chính sách. Kết quả phân tích, đánh giá này sẽ được báo cáo trực tiếp với Bộ Tài chính để báo cáo, đề xuất Chính phủ có sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế của Việt Nam.

Theo Tổng cục Thuế, có hơn 4.000 DN đang hoạt động thuộc diện phải kê khai theo Nghị định 20. Trong số này có khoảng 10% số doanh nghiệp kê khai không có lãi (đang lỗ). Hiện có hơn 37.000 DN FDI là các công ty con của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, tuy nhiên hiện nay chưa có một văn bản kiến nghị nào của các DN FDI về Nghị định 20.

分享到: