【kết quả quốc gia việt nam】Cảnh báo với hàng hóa không rõ nguồn gốc

 人参与 | 时间:2025-01-09 23:39:29

Những ngày qua,ảnhbovớihnghakhngrnguồngốkết quả quốc gia việt nam Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội xuân năm 2016 tỉnh đã kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của tỉnh. Đoàn đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là điều khiến người tiêu dùng phải lo lắng.

Niêm phong hàng hóa ở cơ sở kinh doanh Hạnh Dễ.

Thực tế, không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm chỉ quan tâm lợi nhuận hơn chất lượng sản phẩm. Điều này có thể lý giải cho câu hỏi vì sao tình trạng vi phạm cứ tái diễn mỗi lần mở đợt thanh, kiểm tra.

Kiểm tra tại cơ sở kinh doanh Hạnh Dễ, phường VII, thành phố Vị Thanh, đoàn phát hiện cơ sở bán nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc. Trong đó, nhiều nhất là mặt hàng bánh kẹo dành cho trẻ em. Nhiều loại bánh, kẹo chỉ toàn là tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, người tiêu dùng nhìn vào thật sự không biết được thông tin về sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Hiếu Hạnh - chủ cơ sở: “Hàng hóa được lấy từ một cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên đó có loại mới thì họ giao về đây bán. Hàng nào bán thường thì mình biết, hàng nào người ta gửi về mới mình chưa kịp kiểm”. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã được bày bán ở cơ sở và chủ yếu người bán hàng rong trong trường học ra mua. Ngoài ra, Đoàn thanh, kiểm tra cũng phát hiện cơ sở bán mặt hàng satế tươi không có nguồn gốc rõ ràng. Satế này được dùng để chế biến món bánh tráng trộn cũng phục vụ chủ yếu cho những người bán hàng trong trường học gần đó..

Theo lời vợ của chủ cơ sở: “Hàng mới về thì mình bán thôi không biết nó sản xuất gì, chủ yếu bán theo nhu cầu của khách hàng. Có hàng hóa mới gửi về thì bán, cái nào bán không chạy trả lại, bán được thì lấy thêm”. Được biết, những sản phẩm này tiêu thụ rất nhanh nhờ bán sỉ vì xung quanh có nhiều trường học. Chính người bán lẫn người mua đều thờ ơ và tiếp tay tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Tại cơ sở này còn nhiều mặt hàng bánh, kẹo khác nhãn mác không đúng quy định, một số sản phẩm chỉ có ngày sản xuất không ghi ngày hết hạn sử dụng, hóa ra người mua sản phẩm này cứ sử dụng vì nó “vô hạn”. Tuy nhiên, những vấn đề này chủ cơ sở chưa quan tâm, chỉ mong sao hàng bán chạy và có lợi nhuận. Điều đáng lo ngại là đối tượng mua các sản phẩm này chủ yếu là các em học sinh, kiến thức tiêu dùng còn chưa am hiểu hết nên không biết được nguy cơ khi sử dụng. Đoàn thanh, kiểm tra đã niêm phong trên 68kg hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhãn mác không đúng quy định của cơ sở.

Qua thanh, kiểm tra, một số cơ sở nhận thức còn hạn chế về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất. Tại cơ sở lò bún của ông Lê Thanh Nhã, ở thị xã Long Mỹ, chúng tôi được biết đây là cơ sở đã từng được các đoàn thanh, kiểm tra của tỉnh đến kiểm tra và nhắc nhở, xử phạt nhưng lần kiểm tra này chủ cơ sở vẫn chưa quan tâm khắc phục. Đoàn kiểm tra ghi nhận cơ sở sử dụng nước sông bơm trực tiếp để phục vụ quy trình làm bún. Nước được bơm lên và người làm công đang vo gạo để xay bột vô tư. Theo đánh giá của Đoàn thanh, kiểm tra thì việc sử dụng nước sông trong sản xuất sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm đối với bún ra lò.

Tại đây hiện có 4 người làm việc nhưng cơ sở chỉ khám sức khỏe 2 người và đăng ký xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cũng chỉ 2 người. Tuy nhiên, cơ sở vẫn xem nhẹ những vấn đề này thời gian qua dù được nhắc nhở. Cơ sở đã hoạt động gần 8 năm nhưng khi mua nguyên liệu không có hóa đơn mua hàng hóa. Như vậy, nếu trường hợp có ngộ độc xảy ra rất khó truy được nguồn gốc. Giải thích với Đoàn thanh, kiểm tra, ông Nhã bảo: “2 người làm công chỉ vo gạo nên tôi nghĩ không cần khám sức khỏe hay xác nhận kiến thức. Gạo thì cơ sở chỉ điện thoại cho người bán gạo đem lên rồi trả tiền”. Tuy nhiên, thực tế những người làm công này vo gạo, xay bột là đã tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên vẫn phải khám, sức khỏe và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. Được biết, cơ sở làm trung bình từ 100-200kg gạo/ngày và bỏ mối ở các chợ trên địa bàn thị xã Long Mỹ...

Đoàn thanh, kiểm tra của tỉnh đã kiểm tra tất cả 20 cơ sở trên địa bàn 8 huyện, thị, thành của tỉnh, trong đó tập trung kiểm tra các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Kết quả có 6 cơ sở vi phạm. Các cơ sở thường vi phạm những lỗi, như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa phù hợp với ngành, nghề kinh doanh; chưa xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe đầy đủ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhãn mác không đúng quy định, hàng hết hạn sử dụng,… Theo khuyến cáo của ông Võ Hoàng Hận, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh: “Người tiêu dùng không nên sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc vì chưa biết quy trình sản xuất có đảm bảo đúng các quy định về an toàn thực phẩm hay không? Thực phẩm này có nhiễm chất độc, nhiễm vi sinh hay không cũng không khẳng định được. Sử dụng các sản phẩm này sẽ tăng nguy cơ bị ngộ độc hoặc bệnh cấp tính như tiêu chảy cho người sử dụng. Những cơ sở vi phạm đoàn mời về Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh làm việc để có hướng xử lý vị phạm”. Trong đợt thanh, kiểm tra này, đoàn đã niêm phong trên 150kg hàng hóa, ngoài số hàng hóa niêm phong tại cơ sở kinh doanh Hạnh Dễ, đoàn còn niêm phong trên 88kg đường hết hạn của cơ sở kinh doanh Hưng Hòa, thành phố Vị Thanh và niêm phong 100 hộp sữa chua hết hạn sử dụng của cơ sở Thùy Phong, thị xã Ngã Bảy.

Trước thực trạng một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chỉ quan tâm đến lợi nhuận hơn chất lượng, an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng hãy trang bị kiến thức cho mình trở thành những người tiêu dùng thông thái. Quan tâm kiểm tra nguồn gốc, hạn dùng của các sản phẩm để không phải gánh chịu những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng thực phẩm không an toàn.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

顶: 4296踩: 64