Tính từ 17 giờ ngày 5/9 đến 17 giờ ngày 6/9,àyViệtNamcócanhiễmmớsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia maroc gặp đội tuyển bồ đào nha trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.481 ca nhiễm mới, gồm 4 ca nhập cảnh và 12.477 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (7.122 ca), Bình Dương (2.194 ca), Đồng Nai (871 ca), Long An (857 ca), Tiền Giang (234 ca), Kiên Giang (201 ca), Tây Ninh (134 ca), Khánh Hòa (97 ca), Đồng Tháp (95 ca), An Giang (87 ca), Đắk Lắk (79 ca), Cần Thơ (70 ca), Đà Nẵng (63 ca), Bình Thuận (48 ca), Hà Nội (42 ca), Phú Yên (34 ca), Quảng Ngãi (31 ca), Bình Phước (28 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (22 ca), Quảng Bình (21 ca), Trà Vinh (20 ca), Thừa Thiên Huế (14 ca), Gia Lai (13 ca), Sóc Trăng (13 ca), Nghệ An (12 ca), Thanh Hóa (11 ca), Cà Mau (10 ca), Bình Định (9 ca), Vĩnh Long (9 ca), Bạc Liêu (9 ca), Bắc Ninh (7 ca), Lâm Đồng (4 ca), Bến Tre (4 ca), Ninh Thuận (3 ca), Đắk Nông (3 ca), Sơn La (2 ca), Quảng Nam (2 ca), Kon Tum (1 ca), Bắc Giang (1 ca). Trong đó có 8.099 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 624 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 896 ca, Bình Dương giảm 1.346 ca, Đồng Nai giảm 372 ca, Long An tăng 101 ca, Tiền Giang tăng 101 ca.
Kể từ đầu vụ dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 159/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 532.490 ca, trong đó có 298.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 9 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Hưng Yên.
Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).
Trong ngày 6/9, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 9.730 ca.
Đến nay có tổng số ca được điều trị khỏi là 301.457 ca.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.407 ca.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 311 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (233 ca), Bình Dương (39 ca), Khánh Hòa (ngày 5 và 6/9 có 7 ca), Đồng Nai (6 ca), Long An (5 ca), Tiền Giang (5 ca), Kiên Giang (3 ca), Đồng Tháp (2 ca), Đà Nẵng (2 ca), Cần Thơ (2 ca), Sóc Trăng (2 ca), Bình Định (2 ca), Hà Nội (1 ca), Vĩnh Long (1 ca), Tây Ninh (1 ca).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong ngày 5/9 có 567.105 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.
Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến với 4 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TP. Hồ Chí Minh về tình hình phân bổ và tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19.
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc cho phép các bệnh viện lập phòng khám từ xa để tư vấn và điều trị F0 tại nhà.
Bộ Y tế cũng có văn bản hướng dẫn Sở Y tế tỉnh, thành phố về việc mua thuốc phục vụ phòng chống dịch COVID-19 thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá.
Theo TTXVN