Từ một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 2 con số trước những năm 2010,đốiphóvớiviệckinhtếTrungQuốcgiảmtốbảng xếp.hạng bundesliga tăng trưởng của Trung Quốcbắt đầu sụt giảm dần qua các năm và chỉ đạt 6.6% trong năm 2018. Tổ chức tiền tệ quốc tế nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ đạt 6.2% trong năm 2019. Bên cạnh nguyên nhân căng thẳng thương mại Mỹ- Trung, sự giảm tốc này được cho là do đầu tư và tiêu dùng trong nước của Trung Quốc sụt giảm. Đây cũng được đánh giá là dấu hiệu đáng lo ngại khi nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển hóa từ nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và tăng trưởng dựa vào đầu tư sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa.
Trước sự giảm tốc này, Tổ chức xếp hạng thống kê quốc gia Moody’s trong báo cáo ngày 19/3/2019 đã đánh giá Singapore là nước dễ tổn thương thứ ba trong châu Á Thái Bình Dương sau Hongkong và Mông Cổ. Lý do là vì Singapore có nền kinh tế có tăng trưởng dựa vào thương mại hàng hóa, vì vậy rất nhạy cảm với sự giảm cầu từ Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của Singapore. Hơn nữa, Singapore lại là nước đầu mối trong chế xuất các sản phẩm điện tử, bán dẫn– đây là mặt hàng chịu nhiều tác động nhất từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Một lý do nữa giải thích cho sự “dễ tổn thương” của Singapore là vì nước này còn đóng vai trò trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics, kho vận của khu vực, trong khi cầu về hàng hóa và sản phẩm của Trung Quốc đối với sản phẩm của các nước lại sụt giảm mạnh. Đánh giá về triển vọng kinh tế Singapore trước nguy cơ này, Bộ Công Thương Singapore (MTI) cho rằng tăng trưởng của Singapore năm 2019 chỉ đạt khoảng 2.5%, đây là mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2016-2018. Tất cả các ngành vốn là động lực tăng trưởng của Singapore đều được dự báo sẽ có mức sụt giảm, không chỉ ở khu vực sản xuất mà cả khu vực dịch vụ. Theo số liệu từ Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore, sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2019 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đợt giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2017 và cũng là đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016. Thiết bị điện tử là một trong những lĩnh vực bị tác động vô cùng nặng nề khi giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân khúc thiết bị điện tử – giảm 14,2%.Trong tháng 1/2019, ngành cơ khí chính xác cũng giảm 15,7%. Trong khi đó, theo Reuters, các nhà kinh tế dự báo, mức tăng trưởng của Singapore có thể chỉ đạt 2,3% trong năm 2019. Lý do là tác động của giảm tốc tăng trưởng sẽ có độ trễ nhất định và hậu quả/tác động có thể còn lớn hơn nữa đối với khu vực sản xuất của Singapore. Ngày 11 tháng 2 năm 2019, trong văn bản giải trình với Quốc hội nước này, mặc dù thừa nhận ảnh hưởng không thể tránh khỏi của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc đến Singapore nhưng MTI vẫn lạc quan nhận định rằng nền kinh tế nước này vẫn còn có nhiều cơ hội; cả doanh nghiệp và Chính phủ đều đã có sự chuẩn bị. Thứ nhất, các doanh nghiệp Singapore có hình thái đầu tư tương đối đa dạng ở Trung Quốc, từ sản xuất, bất động sản, bán buôn-bán lẻ cho đến dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Sự giảm tốc của Trung Quốc được đánh giá là diễn ra “chậm dần đều” theo hướng của mọi nền kinh tế phát triển trưởng thành. Vì vậy, các công ty Singapore đều đã có sự chuẩn bị và tính toán. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục tự do hóa mạnh mẽ, theo đuổi chiến lược vùng-lãnh thổ như các kế hoạch phát triển các Vùng kinh tế lớn như Vùng Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Công-Ma cao hay Vùng Đồng bằng Dương tử. Thực tế, các trung tâm tăng trưởng quan trọng như Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình của Trung Quốc. Đây cũng là những địa bàn mà đầu tư của Singapore tập trung chủ đạo, vì vậy, tác động thực của giảm tốc kinh tế Trung Quốc đến Singapore không lớn. Để giúp các doanh nghiệp Singapore chuẩn bị đối phó với việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc, Chính phủ Singapore đã có nhiều biện pháp triệt để. Trong vài năm gần đây, để trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore có đầu tư vào Trung Quốc, Singapore đã liên tiếp lập mạng lưới Hiệp hội doanh nghiệp Singapore ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc nhằm kết nối, nắm tình hình và kịp thời ứng phó: Quảng Đông, Giang Tô, Liêu Ninh, Thiên Tân, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Chiết Giang. Singapore cũng dự kiến đẩy nhanh quá trình phê chuẩn Hiệp định tự do hóa thương mại với Trung Quốc được hiệu chỉnh và nâng cấp trong năm 2019, với các cam kết sâu rộng hơn, nhằm giúp các doanh nghiệp Singapore có thêm năng lực tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc, Singapore cũng tranh thủ thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra quốc tế. Tính đến năm 2018, tổng đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Singapore đã đạt 36,3 tỷ SGD; đây là mức tăng ổn định tương đương 10%/năm trung bình kể từ năm 2010 đến nay. Ngoài ra, để chủ động bù đắp mức sụt giảm của cầu bên ngoài, Singapore dự kiến sẽ chi tiêu công lớn. Trong kế hoạch ngân sách 2019, Singapore đã đặt trọng tâm là tái phân phối xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp và dự kiến sẽ bội chi tới 5,3 tỷ SGD. Nhận thấy tác động tiêu cực của giảm tốc Trung Quốc đối với các ngành cơ khí chính xác, điện tử điện máy, Singapore cũng dành ưu tiên lớn để thúc đẩy Lộ trình chuyển đổi ngành ITMs theo hướng bắt kịp các công nghệ thời đại, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế) và ngành xây dựng hiện được cho là sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng; trở thành trụ cột tăng trưởng trong năm 2019 của Singapore. |