Mở đầu buổi đối thoại,ươngtốithiểudựkiếnchỉtănghơntrongnăkết quả trận anh hôm nay ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho rằng lao động đang là vấn đề nóng ở Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 16 triệu lao động có quan hệ lao động, và con số này sẽ còn tăng lên rất nhiều trong tương lai.
Thứ trưởng nói: “Điều này đòi hỏi hệ thống chính sách phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu cuộc sống. Bộ có tất cả các cơ quan chức năng sẽ lắng nghe và giải thích các thắc mắc của doanh nghiệp”.
Ông Chu Văn An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Phú, cho rằng Chính phủ và Hội đồng tiền lương Quốc gia cần cân nhắc rất kỹ vì khi tăng lương tối thiểu vùng, các vật giá thiết yếu với người lao động sẽ tăng 20-30%. Doanh nghiệp thực tế đang trả lương cao hơn mức tối thiểu vùng. Điều này chỉ làm cho doanh nghiệp tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn. Chẳng hạn, ở công ty Minh Phú, mức lương bình quân hiện nay là 5 triệu đồng.
“Điều này cho thấy việc tăng lương tối thiểu vùng không có ý nghĩa gì với cuộc sống hiện tại của người lao động mà chỉ tăng gánh nặng cho doanh nghiệp”, ông An nói. Theo ông An, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và phí công đoàn nửa đầu năm 2015 đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH ông Phạm Minh Huân, nhiều ý kiến cho rằng lương tối thiểu vùng năm 2016 khó có thể tăng cao do chỉ số giá tiêu dùng CPI dự kiến tăng thấp, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong năm nay. Bên cạnh đó, năng suất lao động không tăng thì cũng khó có khả năng tăng lương cao.
Ông Huân nói: “Năm 2016, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ cần phải tính toán kỹ hơn việc tăng lương tối thiểu vì năm đó mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên dần tiến tới đóng trên tổng thu nhập nên chi phí lớn. Năm 2016, doanh nghiệp cũng sẽ phải đóng thêm các chi phí liên quan tới lao động nữ, chính sách về An toàn vệ sinh lao động… tất cả những chi phí này doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu.
“Việc điều chỉnh lương tối thiểu tăng thì cuộc sống tốt của người lao động sẽ được cải thiện nhưng chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất cao”, ông nói thêm.
Đại diện cho giới sử dụng lao động, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận xét cho dù năm 2015, kinh tế đất nước đã khởi sắc hơn nhưng năng suất lao động chưa tăng, nhiều doanh nghiệp vẫn hết sức khó khăn. “Do đó, mức tăng tiền lương tối thiểu vùng mà phía sử dụng lao động đề xuất sẽ vẫn chỉ ở mức hơn 10%, tương đương với năm 2015 chứ khó có thể tăng đột biến”, ông Lộc nói.
Ông Lộc cho biết vào cuối tháng 7 này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia, gồm các bên là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, VCCI làm đại diện cho phía sử dụng lao động, và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đại diện cho người lao động sẽ họp để bàn phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, nhằm kịp thời trình Chính phủ vào tháng cuối năm nay.
Theo ông Lộc, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là vấn đề rất lớn và nhạy cảm. Ông Lộc phân tích, nếu tăng lương quá cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mất đi, kéo theo người lao động mất công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Còn ngược lại, nếu mức tăng quá thấp, người lao động không thể sống được thì cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển.
Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Điểm b, khoản 2, điều 106 Luật Lao động 2012 về số giờ làm thêm “không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, không quá 200 giờ trong 1 năm…” là rất vô lý. VASEP đề nghị sửa nâng số giờ làm thêm không quá 500 giờ trong 1 năm. Lý do là người lao động làm việc bình quân 10 giờ/ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất lao động. Mặt khác, người lao động cũng có nhu cầu làm thêm giờ để nhân thêm lương để trang trải cuộc sống.
Về vấn đề thời gian làm thêm giờ, ông Bùi Đức Nhưỡng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động, cho rằng đây là cuộc đấu tranh giữa người lao động và chủ sử dụng lao động về giảm giờ làm, tăng tiền lương và cải thiện môi trường làm việc.
Ông cho biết quy định điều kiện làm thêm chỉ giới hạn không quá 200 giờ mỗi năm đã được tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia khác cũng quy định về điều kiện ràng buộc làm thêm giờ để hạn chế tình trạng người lao động phải làm tăng ca quá nhiều, dẫn tới không mở rộng sản xuất, sức khỏe người lao động không đảm bảo.
Tuy nhiên, ông thừa nhận quy định làm thêm 200 giờ/năm là quá cũ, và cho biết thêm, dự thảo hướng dẫn tới đây sẽ có thể nâng mức làm thêm 300 giờ/năm.
“Có ý kiến phía Hiệp hội đề nghị bỏ thỏa thuận này thay bằng thỏa thuận với công đoàn thì chúng tôi nói thật là không bỏ được vì công đoàn đại diện cho lợi ích của người lao động nhưng công đoàn không thể thay người chủ lao động để ký hợp đồng với người lao động được”, ông giải thích.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân đề nghị Cục An toàn Lao động cần có hướng dẫn đơn giản cho những doanh nghiệp nào yêu cầu làm thêm đến 300 giờ/năm. Ông nói: “Xung quanh làm thêm giờ phải có ba điều kiện: người chủ sử dụng lao động yêu cầu; người lao động đồng ý; và người sử dụng lao động báo trước cho người lao động trước mấy ngày”./.
Theo TTXVN