Doanh nghiệp có thêm lựa chọn về ưu đãi với Hiệp định RCEP | |
Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP |
TheảiquanchủđộngtriểnkhaithựchiệnHiệpđịnhĐốitáctoàndiệnkhuvựngoại hạng thổ nhĩ kỳo đó, các đơn vị tuyên truyền, phổ biến các cam kết có liên quan đến lĩnh vực hải quan theo Hiệp định RCEP cho các cơ quan quản lý cấp trung ương, cơ quan thực thi tại địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, tập huấn cho các cán bộ tại các đơn vị nghiệp vụ, cán bộ thực thi tại cửa khẩu về các cam kết cụ thể để đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung cam kết…
Ngoài ra, các đơn vị Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) xây dựng Nghị định ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP; tham gia với Bộ Công Thương trong xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực thi hiệp định. Bên cạnh đó, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động thực hiện các cam kết thuộc lĩnh vực hải quan theo Hiệp định RCEP (chương 3,4,11) hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
Công chức Hải quah Ninh Bình rà soát dữ liệu về doanh nghiệp. Ảnh: H.Nụ |
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triển khai các nội dung cam kết về quy tắc xuất xứ, thủ tục kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới; triển khai các nội dung về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại tại Chương 4 của Hiệp định RCEP; thủ tục hải quan (Điều 4.7); kiểm tra trước khi giao hàng lên tàu (Điều 4.8); xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 4.10); giải phóng hàng hóa (Điều 4.11); các lô hàng chuyển phát nhanh (Điều 4.15).
Tạp chí Hải quan phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đăng tải thông tin về các luật, quy định liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Điều 4.5 về minh bạch thông tin.
Cục Thuế Xuất nhập khẩu triển khai quy định xác định trước về mã số và trị giá theo Điều 4.10 của Hiệp định; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan triển khai quy định ứng dụng công nghệ thông tin theo Điều 4.12; Cục Kiểm tra sau thông quan triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên theo Điều 4.13 và kiểm tra sau thông quan theo Điều 4.16; Ban Cải cách hiện đại hóa triển khai quy định liên quan đến Điều 4.17 về nghiên cứu thời gian giải phóng hàng…
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị cử đại diện tham gia Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định RCEP, Ủy ban hàng hóa, các tiểu ban, nhóm công tác theo phân công, cử các đầu mối để tiếp nhận, trao đổi thông tin và liên lạc đối với nội dung liên quan.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tập huấn cho cán bộ Hải quan và doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP; tổ chức triển khai, theo dõi tiến độ, lộ trình thực thi hiệp định; là đầu mối tiếp nhận, tư vấn trả lời các câu hỏi, vướng mắc và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi các cam kết thuộc phạm vi theo dõi của Tổng cục Hải quan.
Ngoài ra các đơn vị cần tổng hợp, thống kê số liệu thực thi Hiệp định RCEP theo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu; phối hợp xây dựng báo cáo đánh giá tác động của việc thực thi các cam kết trong Hiệp định RCEP.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan giao Vụ Hợp tác quốc tế nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước thành viên trong thực thi cam kết tại Hiệp định RCEP đối với các lĩnh vực trong phạm vu chức năng, nhiệm vụ.