【nhận định bóng đá phat goc】Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:46:57 评论数:
Số trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết,ảnhbonguycơdịchchồngdịnhận định bóng đá phat goc tay - chân - miệng có chiều hướng gia tăng ở tỉnh, trong khi đó nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại với biến thể mới BA.4, BA.5 được nhận định luôn thường trực. Nếu không triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch chủ động, nguy cơ dịch chồng dịch có thể xảy ra.
Bệnh nhân sốt xuất huyết được theo dõi sát tình trạng bệnh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang.
Quan ngại khi dịch tăng
Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang) trong 3 tuần gần đây, số mắc bệnh sốt xuất huyết liên tục gia tăng. Nếu như tuần 28 có 26 ca bệnh, tuần 29 có 35 ca bệnh thì tuần 30 mới đây ghi nhận đến 47 ca bệnh. Trong 3 tuần này đã ghi nhận tổng số 108 ca bệnh, chiếm gần một nửa số mắc của tỉnh từ đầu năm đến nay với 220 ca.
So với cùng kỳ năm 2021, đến thời điểm này số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 5 lần. Theo nhận định của ngành y tế: Thời điểm này thời tiết mưa nhiều, nguy cơ dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng rất cao nếu không phòng, chống hiệu quả.
Dịch tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A lần lượt 68 ca (tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2021) và 50 ca (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021). Ở các huyện, thị, thành phố còn lại số mắc dao động từ 8-42 ca và đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số địa phương dịch tăng cao đáng quan ngại. Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng trạm Y tế xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cho biết: “Bệnh sốt xuất huyết tăng 100%, ghi nhận 13 trường hợp mắc bệnh, trong khi cùng kỳ năm trước không có ca nào. Dịch sốt xuất huyết rải rác ở nhiều ấp, nhưng mắc nhiều nhất ở ấp Trầu Hôi, bệnh tay - chân - miệng cũng tăng. Dù các ổ dịch đều được kiểm soát nhưng nếu không chủ động phòng, chống nguy cơ dịch bùng phát dẫn đến dịch chồng dịch có thể xảy ra”.
Xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cũng là địa bàn có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất tỉnh. Ông Lê Thanh Tuấn, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Trạm Y tế xã Hòa Mỹ, cho biết: “Xã đã ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Ở khu vực chợ tập trung nhiều ca mắc nhất, trước đó có ổ dịch nhỏ được kiểm soát, mới đây lại xuất hiện ca bệnh tản phát. Số mắc tập trung nhiều nhất vào tháng 7, với hơn 10 ca bệnh”. Tình hình dịch tay - chân - miệng cũng gia tăng ở xã này. “Đặc điểm năm nay ngoài các ca bệnh có dịch tễ ở tỉnh cũng có những trường hợp xâm nhập từ các tỉnh, thành phố khác về địa bàn. Các ca bệnh có dịch tễ từ tỉnh, thành phố khác về xã mới phát bệnh”, ông Tuấn cho biết thêm. Đây là khó khăn cho y tế cơ sở trong kiểm soát nguồn lây nhiễm sốt xuất huyết. Tình trạng này cũng tương tự ở một số địa bàn khác, có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết có dịch tễ từ tỉnh, thành phố khác về tỉnh, sau đó phát bệnh và tử vong.
Còn dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ với khả năng bùng phát trở lại chưa thể loại trừ. Ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, bày tỏ: “Dịch Covid-19 giảm theo số liệu báo cáo, tuy nhiên vẫn chưa thể đánh giá được tình hình dịch trong cộng đồng do chúng ta không triển khai xét nghiệm tầm soát. Tại Trung tâm Y tế huyện cũng không xét nghiệm, chỉ xét nghiệm cho những bệnh nhân cấp cứu khi chuyển viện. Thêm vào đó các biến thể Omicron BA.4, BA.5 có thể xâm nhập vào tỉnh qua quá trình giao lưu, mua bán hàng hóa nguy cơ dịch Covid-19 gia tăng vẫn có thể xảy ra”.
Mỗi người dân, mỗi gia đình không được chủ quan
Với số mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng dẫn đến số trường hợp nhập viện cũng gia tăng ở các bệnh viện. Các bác sĩ tích cực điều trị và theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. Bác sĩ Vương Thị Huyền, Phó trưởng Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, cho biết: “Từ tháng 6, số bệnh nhân tay - chân - miệng, sốt xuất huyết tăng. Hiện tại, mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhi nằm điều trị sốt xuất huyết, tay - chân - miệng. Một số trường hợp có dấu hiệu chuyển độ được theo dõi sát tình trạng bệnh. Có trường hợp bệnh nhân vào đến bệnh viện đã sốc sốt xuất huyết nặng sau đó bệnh nhân đã tử vong sau khi chuyển viện tuyến trên. Bệnh tay - chân - miệng biểu hiện bệnh đa số nhẹ. Người nhà trẻ cần nhận biết triệu chứng bệnh để đưa đến bệnh viện khám chữa bệnh kịp thời”.
Việc phòng bệnh cần được chủ động từ mỗi gia đình. Bà Mai Lệ Thủy, có cháu đang bị bệnh sốt xuất huyết, tâm sự: “Cháu tui bị bệnh sốt xuất huyết, khiến tôi rất lo lắng. Mấy ngày đầu sốt hoài uống thuốc không hạ, sau đó mới vào bệnh viện. Cháu choáng mệt chuyển lên phòng cấp cứu càng lo lắng. Giờ tình trạng đã đỡ hơn. Sau này, chúng tôi sẽ quan tâm thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cháu và cả gia đình”.
Trao đổi về giải pháp phòng chống dịch, ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, phân tích: “Ý thức người dân là quan trọng và quyết định hiệu quả phòng chống dịch. Đối với bệnh sốt xuất huyết người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường, kiểm tra diệt lăng quăng, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt là có thể phòng dịch hiệu quả. Bệnh tay - chân - miệng người dân thường xuyên giữ gìn vệ sinh nhà ở, vệ sinh đồ chơi của trẻ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách là góp phần phòng bệnh hiệu quả. Với Covid-19 cũng vậy, mỗi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa như khẩu trang, khử khuẩn và đồng tình đi tiêm vắc-xin. Nếu có được sự chung tay của người dân thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát lâu dài”.
Những mô hình nhằm mục đích phát huy vai trò của người dân trong phòng chống dịch cũng được quan tâm xây dựng. Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc CDC Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai mô hình Truyền thông Phòng, chống sốt xuất huyết năm 2022 và phối hợp triển khai tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, với mục tiêu tuyên truyền cho 100% gia đình đăng ký tham gia mô hình ở 4 ấp. Có 80% gia đình có kiến thức và thực hành đúng về phòng chống dịch sốt xuất huyết. Từ mô hình này nếu hiệu quả sẽ nhân rộng ra những địa phương khác”.
Dịch sốt xuất huyết và tay - chân - miệng đang có chiều hướng gia tăng và nguy cơ xảy ra dịch Covid-19 luôn tiềm ẩn, bên cạnh sự nỗ lực của ngành chức năng thì cần có sự chung tay đẩy lùi dịch bệnh của mỗi gia đình.
Bệnh nhân sốt xuất huyết có dịch tễ từ tỉnh, thành phố khác về tỉnh, sau đó phát bệnh, tử vong Ngoài các ca bệnh có dịch tễ ở tỉnh, năm nay có những trường hợp xâm nhập từ các tỉnh, thành phố khác về địa bàn. Đây là khó khăn cho y tế cơ sở trong kiểm soát nguồn lây nhiễm sốt xuất huyết. Có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết có dịch tễ từ tỉnh, thành phố khác về tỉnh, sau đó phát bệnh và tử vong... |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM