Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: Em còn nhớ hay em đã quên (1992),ệnítbiếtvềđạodiễnNguyễnHữuPhầnThầydạyVăntâmhuyếđội hình sc freiburg gặp olympiakos Bản tình ca trong đêm (1996), Mộ gió (2004)…; phim truyền hình như Ngọt ngào và man trá (1996), Cảnh sát hình sự (1999) (đồng đạo diễn), Ma làng (2007) (đồng đạo diễn và biên kịch), Gió làng Kình (2007)...
Ít ai biết, NSND, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần có bằng tốt nghiệp ngành Sư phạm Văn - Sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 vào năm 1972. Chính cái vốn văn chương ấy giúp ông bén duyên với điện ảnh trong vai trò đạo diễn. Năm 1988, ông tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh, ngành Đạo diễn điện ảnh.
Trải qua hàng chục năm công tác, ông là người thầy không chính thức trên trường quay, người thầy mẫu mực của không biết bao nhiêu thế hệ đạo diễn, nhà quay phim, diễn viên... trên giảng đường Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Trường Cao đẳng Truyền hình. Lớp lớp sinh viên học được ở ông không chỉ chuyên môn mà còn cả về thái độ làm nghề một cách nghiêm túc, cách đối nhân xử thế hài hoà, thuận theo hoàn cảnh...
Trong quá trình làm nghề, ông luôn mong muốn thế hệ trẻ cần biết đến nghệ thuật điện ảnh một cách đơn giản nhất, để có thể “nói chuyện” với điện ảnh một cách đúng nghĩa, tránh cách hiểu sai do thiếu hiểu biết.
Nhân duyên với giáo dục một lần nữa lại bén duyên với ông khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có nội dung Thiết kế mỹ thuật, sân khấu điện ảnh trong môn Mỹ thuật cấp THPT. Nhóm làm sách giáo khoa Mỹ thuật đã mời ông tham gia biên soạn nội dung này. Lúc ấy, ông đã ngoài 70 và vừa qua cơn bạo bệnh.
Trong quá trình tham gia và nghiên cứu chương trình môn học, ông trăn trở với thời lượng mỗi nội dung có hơn 10 tiết, cần viết và tổ chức nội dung thế nào để thật dễ hiểu, giáo viên dạy được và học sinh học được, cũng như đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong chương trình.
Nhiều bản thảo với những phương án tổ chức khác nhau được ông viết ra, sau đó lại bỏ vì theo ông vốn còn nặng, hàn lâm, dễ khiến học sinh nhanh chán. Ông muốn sách giáo khoa không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải gần gũi, thân thiện, gây hứng thú, là cầu nối để học sinh biết, hiểu và yêu thích loại hình này, từ đó muốn tìm hiểu sâu hơn ở các cấp học cao hơn...
Sau 4 năm tham gia biên soạn sách giáo khoa, ông cùng cộng sự hoàn thành 3 cuốn sách giáo khoa nội dung Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh lớp 10, 11, 12. Để hoàn thành công việc này, ông không nề hà mang nội dung đã biên soạn xuống trường dạy thực nghiệm nhằm kiểm chứng xem nội dung mình viết có ứng dụng được vào thực tiễn dạy và học không, cần điều chỉnh điều gì để tốt hơn...
Ông cũng không ngại mình là tác giả cao niên nhất trong nhóm để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến góp ý, phản biện của những đồng nghiệp trẻ, thành viên Hội đồng thẩm định, từ đó cân nhắc, điều chỉnh nội dung biên soạn để hoàn thiện, đủ điều kiện thẩm định và sử dụng trong nhà trường theo một quy trình chặt chẽ.
Điều ông tâm đắc nhất sau khi hoàn thành công việc biên soạn sách giáo khoa là “sân khấu, điện ảnh”, dù chỉ một phương diện rất nhỏ gắn với mỹ thuật, được xuất hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây sẽ là cơ hội để nhiều thế hệ học sinh được tiếp cận với những khái niệm cơ bản của loại hình nghệ thuật thứ 7, và biết đâu sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này.
Rằm tháng tư này, ông đã dừng mọi cuộc chơi ở cõi tạm để tiếp tục với những hành trình mới, nhưng những đóng góp của ông với nền giáo dục sẽ vẫn tiếp tục đồng hành cùng nhiều thế hệ tương lai của đất nước.
PGS.TS Đinh Gia Lê (Tổng chủ biên sách giáo khoa Mỹ thuật, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần sinh năm 1948 tại Hưng Yên. Ông qua đời trưa 22/5 tại một bệnh viện ở Hà Nội.
Lễ viếng của ông diễn ra lúc 10h45 ngày 24/5, tại Nhà tang lễ Thành phố 125 Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lễ truy điệu diễn ra lúc 12h cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.