【lịch đá bóng v-league】Thị trường gia cầm Tết: Nỗi lo gà thải loại và trung gian đẩy giá
Đó là chia sẻ của ông Trần Duy Khanh,ịtrườnggiacầmTếtNỗilogàthảiloạivàtrunggianđẩygiálịch đá bóng v-league Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam với PV TBTCVN về bất cập trong kinh doanh gia cầm hiện nay.
*PV: Thưa ông, nhu cầu tiêu thụ gia cầm gần dịp Tết Nguyên đán rất lớn. Vậy tình hình nguồn cung gia cầm thời điểm này như thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Duy Khanh:Cuối năm nay thị trường gia cầm thực sự sôi động, không chỉ ở Việt Nam mà các nước xung quanh như Trung Quốc nhu cầu tiêu thụ cũng rất lớn, trong khi khả năng tăng đàn phải đáp ứng quy trình chăn nuôi.
Vì vậy, không thể tránh khỏi trường hợp nhập khẩu những sản phẩm gia cầm không đủ chất lượng như gà thải loại từ các nước xung quanh về để đưa vào lưu thông trong nước.
*PV: Đứng cạnh một nước láng giềng rất lớn là Trung Quốc, điều gì khiến ông lo ngại nhất khi nhập khẩu gia cầm từ thị trường này?
|
- Ông Trần Duy Khanh:Trong chăn nuôi gia cầm, riêng Trung Quốc có 1- 2 giống gà nổi trội hơn Việt Nam, nhưng nhìn chung các tỉnh giáp Việt Nam như 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thì tình hình chăn nuôi không hơn Việt Nam. Do đó, hàng năm vào dịp gần tết họ sang Việt Nam thu mua lượng lớn gà, lợn về tiêu thụ trong nước.
Trong ngành chăn nuôi, cạnh tranh với Trung Quốc về giá, chất lượng thì chúng tôi không ngại mà sợ nhất là hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, thải loại (như gà trứng thải loại) nhập tràn vào Việt Nam.
Hơn nữa, cách chế biến cũng “tinh vi” là mổ sạch, cắt đầu, chân, đóng thùng đông lạnh khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt nhận biết gà có chất lượng hay không chất lượng. Điều này còn khiến người chăn nuôi và DN chăn nuôi gà công nghiệp lo ngại nhất.
*PV: Thực tế giá thành gia cầm của Việt Nam hiện nay tương đối cao so với một số nước. Điều này có nghịch lý gì, thưa ông?
- Ông Trần Duy Khanh:Đúng, hiện nay giá gia cầm của Việt Nam so với các nước Đông Nam, châu Á cao hơn một chút, nhưng nếu Việt Nam làm tốt công đoạn nhập khẩu gà từ các nước về là nguyên con 40%, gà cắt đầu cắt chân còn 20%, cộng với chi phí vận chuyển thì thực sự giá gà Việt Nam có thể cạnh tranh rất tốt với gà nhập khẩu.
Điển hình như Công ty Ba Huân là một đơn vị chăn nuôi rất lớn đã từng tuyên bố, đối với gà lông trắng, nếu Việt Nam làm minh bạch, chặt chẽ, quản lý thuế đầy đủ thì gà chăn nuôi tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với gà nhập khẩu.
*PV: Đối với thị trường nội địa, có ý kiến cho rằng khâu trung gian trong buôn bán gia cầm hiện nay cũng là một điều đáng lo ngại. Ông bình luận gì về điều này?
- Ông Trần Duy Khanh:Hiện nay đây là việc yếu nhất trong sản xuất lưu thông ở Việt Nam. Thực tế, người chăn nuôi chỉ lãi được 25- 30% nhưng khâu lưu thông trung gian lãi đến 30- 40%. Điều này hoàn toàn bất cập, chứng tỏ vai trò điều tiết tổ chức chuỗi chưa tốt; làm hại người chăn nuôi, sản xuất chân chính và hại cả người sử dụng. Đáng lý người tiêu dùng sử dụng sản phẩm với giá thành thấp nhưng người tiêu dùng phải “gánh” giá cao do khâu trung gian.
Ví dụ, giá thành của gà thả vườn hiện nay của người chăn nuôi gà vùng Yên Thế (Bắc Giang) chỉ cần 75.000- 80.000 đồng/kg là đã có lãi và đủ chi phí sản xuất, nhưng người tiêu dùng phải mua trên thị trường qua khâu trung gian với giá 120.000- 125.000 đồng/kg, thậm chí với giá đó còn không có gà để mua. Như vậy, qua một khâu trung gian giá gia cầm đã bị đẩy lên quá 1/3.
*PV: Theo ông, cần có giải pháp gì để giảm vai trò của khâu trung gian này?
- Ông Trần Duy Khanh:Trước tiên, Nhà nước phải vào cuộc và các DN sản xuất, chăn nuôi gia cầm đều mong muốn Nhà nước thực sự hỗ trợ cho các DN đầu mối và chuỗi liên kết, cung cấp cho người chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú ý, đến tiêu thụ giết mổ để đưa ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý.
Hiện nay chính sách cho DN đứng ra tổ chức chuỗi chưa có. Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ hỗ trợ cho những DN đầu mối này thì chắc chắn thời gian tới liên kết chuỗi của Việt Nam trong chăn nuôi sẽ thành công.
*PV: Xin cảm ơn ông!
Dấu hiệu để nhận biết thịt gà thải loại Trung Quốc: Thứ nhất, gà Trung Quốc thường có da nhăn nheo, xù xì, đôi khi da gà còn có vẻ ám ám, trông không được tươi ngon. Trong khi đó, gà ta lại có lớp da mỏng, căng và lỗ chân lông nhỏ hơn. Ngoài ra, nếu thấy con gà có vết bầm, tụ máu thì cũng không nên mua. Thứ hai, gà thải loại từ Trung Quốc là loại gà đã lấy trứng nên chúng được nuôi khá lâu. Do đó, phần móng chân gà sẽ dài hơn bình thường. Người tiêu dùng chỉ cần lưu ý thấy phần móng chân gà có vẻ dài thì nhiều khả năng đây chính là gà thải. Thứ ba, phần hậu môn và da bụng của gà, lỗ hậu môn của những con gà đã đẻ trứng thường lớn, da bụng nhăn nheo. Thứ tư, lông và mào gà, gà Trung Quốc thường trụi ở phần đầu và phần cổ, lông xơ xác, rụng nhiều, mào gà héo, ngả sang một bên, chân gà thường khô mốc và mỏ ngắn, không nhọn, quặp. |
Phúc Nguyên