发布时间:2025-01-12 03:47:43 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Trước sự cố Fukushima (Nhật Bản) có 31 quốc gia vùng lãnh thổ có nhà máy điện hạt nhân với tổng số 433 lò,ểnđiệnhạtnhnthếgiớivViệtNamhiệkêt quá bóng đá chiếm 13,5% tổng sản lượng điện thế giới, sau sự cố Fukushima giảm xuống còn 383 lò. Tổng số lò đang xây dựng là 61, tổng số lò dự kiến xây dựng 160.
Theo TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, ngay sau khi sự cố Fukushima xảy ra tháng 3/2011, nhiều quốc gia đã tuyên bố về việc xem xét lại chương trình điện hạt nhân hoặc ý định phát triển điện hạt nhân của họ. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể kết luận rằng đa số các quốc gia này vẫn tiếp tục khẳng định cam kết phát triển điện hạt nhân của họ đồng thời sẽ nghiên cứu các bài học rút ra từ sự cố và nâng cao hơn nữa an toàn hạt nhân.
Cụ thể, hiện có 28 nước vẫn đang sử dụng điện hạt nhân, chỉ có 3 nước Bỉ, Đức, Thụy Sĩ tuyên bố chấm dứt việc sử dụng điện hạt nhân. Và trong số các nước đã tuyên bố ý định phát triển điện hạt nhân thì có Thái Lan quyết định trì hoãn chương trình; Venezuela, Ý chấm dứt hẳn. Nhưng cũng có nhiều quốc gia tái khẳng định quyết tâm phát triển điện hạt nhân như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Các quốc gia đang phát triển mạnh là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Tại Nhật Bản, trước Fukushima có 54 lò phản ứng với tổng công suất 44.396 MWe, chiếm 30% tổng sản lượng điện, sau Fukushima, các nhà máy lần lượt tạm ngừng để kiểm tra, bảo dưỡng và tổ máy cuối cùng đã ngừng hoạt động vào ngày 5/5/2012. Tuy vậy sau đó, Nhật Bản đã tái khởi động Ohi-3 vào ngày 1/7/2012 và Ohi-4 vào ngày 18/7/2012... Về mặt tổ chức quản lý, hiện tại Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuyển cơ quan phụ trách an toàn hạt nhân NISA từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) sang Bộ Môi trường để đảm bảo sự độc lập của cơ quan pháp quy.
“Về công nghệ và an toàn, sau mỗi sự cố lớn thì người ta lại rút ra được nhiều bài học về công nghệ, quản lý, đào tạo và các vấn đề liên quan với mục tiêu là hướng đến công nghệ cao hơn, hệ thống quản lý ngày một hiệu quả, chất lượng nhân lực ngày càng cao. Thách thức này thể hiện quyết tâm, cam kết của Chính phủ, dựa trên chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ”- TS. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
Điện hạt nhân đã có lịch sử phát triển lâu dài gần 60 năm với công nghệ lò đã phát triển đến thế hệ 3 và 3+ tiên tiến với nhiều đặc trưng về an toàn và công nghệ. Ưu điểm của thế hệ 3 và 3+ là tần suất hư hỏng lõi lò thấp 10-6 – 10-7/năm hoạt động; Vỏ bảo vệ kép có thể đứng vững kể cả trong trường hợp bị máy bay đâm; Cơ cấu bảo vệ đáy lò trong trường hợp lõi lò bị nóng cháy; thiết kế được tiêu chuẩn và đơn giản hóa nhằm tăng hiệu suất và thời gian sử dụng của nhà máy (thường là 60 năm)...
Về bài học sau Fukushima, TS. Hoàng Anh Tuấn cho biết, ngày 5/9/2011, IAEA đã đưa ra bản Kế hoạch hành động về An toàn hạt nhân trong đó nhấn mạnh: Các quốc gia thành viên IAEA và các tổ chức vận hành chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho nhà máy cũng như chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố và nghiên cứu các bài học rút ra từ tai nạn hạt nhân để tăng cường mức độ an toàn hạt nhân cho nhà máy; sự minh bạch trên mọi phương diện của an toàn hạt nhân là đặc biệt quan trọng để nâng cao an toàn và đáp ứng đòi hỏi cao của công chúng…
Tại Việt Nam, ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1/2009/QH12 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. “Phát triển điện hạt nhân là một lựa chọn tất yếu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam với dự án đầu tiên là Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, đảm bảo an toàn được xem là ưu tiên hàng đầu. Hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được xây dựng với công nghệ thế hệ 3 và 3+, có hệ số an toàn rất cao, bởi mỗi một thế hệ, mức độ an toàn sẽ tăng lên hàng trăm lần” - TS. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
Hiện Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về an toàn và an ninh hạt nhân; đồng thời tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong hoạt động nghiên cứu, triển và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực này. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tập trung xây dựng 2 đề án “Hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và đảm bảo an toàn, an ninh” và đề án “Cơ chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.
Việt Nam chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bảo đảm về số lượng và chất lượng, thông qua phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” với tổng kinh phí thực hiện là 3.000 tỷ đồng; đồng thời tăng cường hợp tác đào tạo với các đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân như Nga, Nhật, Hung-ga-ry.
Việt Nam hiện đang hợp tác với IAEA (Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế) và một số tổ chức quốc tế khác như RCA (Hiệp định hợp tác vùng về nghiên cứu, phát triển và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân), FNCA (Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á). Việt Nam đã ký 7 hiệp định hợp tác song phương sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến năng lượng nguyên tử…
“Với sự ủng hộ trong nước, khu vực và quốc tế, đặc biệt là IAEA và các quốc gia đối tác, Việt Nam có điều kiện để trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có điện hạt nhân an toàn, hiệu quả vào năm 2020” - TS. Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Theo ĐCSVNO
相关文章
随便看看