Cải thiện cuộc sống
Tại Nông trường Tân Lập những ngày này,ốngkhỏevớinghềcạomủkết quả bóng đá vissel kobe không khí làm việc nhộn nhịp, hối hả hơn. Chị Đoàn Mạnh Hồng (35 tuổi), ngụ ấp 2, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, đã có 17 năm gắn bó với nghề cạo mủ cao su ở Nông trường cao su Tân Lập. Cũng chừng ấy năm “vui, buồn” đan xen nhưng chị vẫn đam mê với nghề đã chọn. Trước đây do hoàn cảnh khó khăn nên chị phải nghỉ học sớm để đi làm phụ giúp gia đình. “Ngày đó, các công ty cao su cần lao động nên tôi đã xin vào làm công nhân cạo mủ cao su. Từ niềm đam mê và nghề này đã mang lại cho tôi cuộc sống ổn định” - chị Hồng, người vừa đoạt giải hội thi “Bàn tay vàng” cạo mủ do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 5 đến 8-12-2020 tại Bình Phước, nói.
Công nhân giao mủ cho nông trường sau nửa ngày làm việc
Chị Phạm Thị Tuyết Vân (42 tuổi), ngụ ấp 5, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú cũng đã có hơn 20 năm hành nghề cạo mủ cao su. Chị cho biết, năm 20 tuổi chị xin vào Nông trường cao su Tân Lập làm việc và được sắp xếp làm công nhân cạo mủ. Sau 12 năm gắn bó, chị xin nghỉ ra ngoài làm nhưng chỉ sau hơn 1 năm công việc không phù hợp nên chị xin về lại nông trường tiếp tục cạo mủ. “Lúc ấy, nhiều người nói đi làm công nhân khu công nghiệp đỡ cực hơn nên tôi nghe theo. Tuy nhiên, thấy công việc không phù hợp, giờ giấc gò bó, đôi khi phải tăng ca đến khuya, với lại thu nhập cũng không cao hơn nên tôi quay trở lại nông trường xin cạo mủ. Hằng ngày, thường đến 11 giờ là tôi xong việc, trở về nhà ăn cơm trưa, chiều làm việc nhà và nuôi dạy con. Giờ thì sống khỏe với nghề cạo mủ, chắc tôi không đi đâu nữa” - chị Vân nói.
Nhắc đến công nhân Nông trường cao su Tân Lập không thể không nhắc đến vợ chồng anh Hoàng Văn Bình (34 tuổi) và chị Vũ Thị Hoa (30 tuổi), ngụ xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Vợ chồng anh nổi tiếng siêng năng giờ đã có nhà cửa khang trang, cuộc sống đủ đầy. Anh Bình cho biết, mỗi sáng anh chị chở nhau bằng xe gắn máy 4km để đến tổ 7 nông trường làm việc. Lúc mới cưới, cuộc sống chồng chất khó khăn nhưng nhờ siêng năng, chí thú làm ăn, sau khoảng 5 năm cạo mủ, anh chị đã tích cóp tiền mua đất cất nhà và cuộc sống dần ổn định. “Để có cuộc sống hôm nay, vợ chồng tôi đã “cày” với “200% công suất”. Trước khi vào công việc chính (4 giờ sáng hằng ngày), thường vợ chồng tôi phải thức từ giữa đêm để nhận cạo cho một số lô cao su tiểu điền trong vùng. Cực thật nhưng đã cho nguồn thu nhập thêm đáng kể. Đến nay, vợ chồng tôi đều đã có hơn 10 năm cạo mủ. Chúng tôi nghĩ giờ còn sức khỏe thì phải cần cù làm nuôi con ăn học, dành dụm để lo cuộc sống sau này” - vợ chồng anh Bình tâm sự.
Anh Nguyễn Thế Anh, Tổ trưởng tổ 7, Nông trường cao su Tân Lập cho biết, so với những nghề khác, cạo mủ cao su vất vả hơn nhưng bù lại một ngày làm việc của công nhân cạo mủ chỉ kéo dài nửa ngày. Bận việc nhà, ốm đau thì nhờ người khác làm thay, sau đó “trả nợ”, do vậy công việc cũng có thể linh hoạt.
Khen thưởng khích lệ tinh thần làm việc
Nông trường cao su Tân Lập quản lý hơn 1.500 ha cao su, trong đó hơn 1.000 ha cao su kinh doanh. Diện tích cao su của nông trường trải dài địa bàn 4 xã: Phước Sang, An Thái (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) và Tân Lập, Tân Tiến (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước). Ông Hoàng Kim Bảo, Giám đốc nông trường cho biết: Mặc dù giá mủ liên tục ở mức thấp, lại phải cạnh tranh lao động với các khu công nghiệp nhưng với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, ra sức thi đua lao động sản xuất, những năm qua, nông trường luôn đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. 15 năm liên tục đạt sản lượng 2 tấn/ha, 4 kỳ liên tục đạt giải nhất tập thể hội thi “Bàn tay vàng” của công ty.
Theo ông Hoàng Kim Bảo, năm 2020, công ty giao chỉ tiêu 1.980 tấn mủ nhưng đến hạ tuần tháng 12-2020, nông trường đã vượt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, đời sống, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, người lao động luôn được cải thiện. Hiện nông trường có 350 cán bộ, công nhân viên, người lao động, trong đó hơn 300 người làm việc trực tiếp. Năm 2016, thu nhập bình quân ở mức gần 6 triệu đồng/người/tháng thì năm 2020 tăng lên 8-9 triệu đồng/người/tháng.
Hội thi “Bàn tay vàng” do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vừa qua, công ty cử 5 công nhân dự thi thì có 3 người của nông trường đạt giải, trong đó 2 người đạt giải “Bàn tay vàng”, 1 người đạt giải “Kiện tướng”. Giám đốc Nông trường cao su Tân Lập Hoàng Kim Bảo |
Để giữ vững thành tích, nông trường đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ. Đó là nông trường thực hiện giao vườn cây, khoán sản phẩm, khoán tiền lương, vật tư, chăm sóc vườn cây… đến từng người lao động. Bên cạnh đó, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng và khả năng sẵn có về lao động, đất đai, kỹ thuật, sự ủng hộ của địa phương… Mặt khác, thực hiện tiết kiệm các chi phí đầu tư, khai thác đúng quy trình kỹ thuật để có sản phẩm chất lượng cao. Từ đó, nông trường luôn hoàn thành tốt, xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của công ty giao. “Một yếu tố khá quan trọng để nông trường luôn đạt thành tích đứng đầu công ty đó là đơn vị luôn có chế độ khen thưởng hằng tháng đối với người lao động, đặc biệt vào 3 tháng cuối năm. Nếu đạt lao động giỏi hoặc xuất sắc thì mức thưởng mỗi cá nhân từ 300-500 ngàn đồng. Mặc dù phần thưởng tuy không lớn nhưng đã khích lệ, động viên tinh thần anh chị em làm việc thêm hăng say” - ông Hoàng Kim Bảo chia sẻ.