TheấthiệnaacutepthấpnhiệtđớigầnBiểbong da mco Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, tối 29-7, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua kinh tuyến 1200E đi vào vùng biển phía đông Biển Ðông. Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,7 độ vĩ bắc; 119,4 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 830 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Ðến 19 giờ ngày 30-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 116,3 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8. Khắc phục hậu quả sạt lở đất do mưa bão trên địa bàn thành phố Hà Giang (Hà Giang)
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía đông khu vực bắc và giữa Biển Ðông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Ðông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ðể chủ động đối phó ATNÐ, Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, có Công điện số 24/CÐ-TW đề nghị Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Cà Mau; các bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền trên biển; tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ tàu, thuyền trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNÐ; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền, giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn... Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của vùng xoáy thấp hoạt động trên khu vực Bắc Bộ, trong 24 giờ qua, khu vực thượng lưu sông Thao đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo, mực nước trên sông Thao tiếp tục lên nhanh, vào sáng sớm nay (30-7) tại Yên Bái có khả năng lên mức đỉnh là 31,5 m; trên mức báo động 2 là 0,5 m. Các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất. Tại Hòa Bình, mưa lũ đã khiến nước tràn qua ngầm Bãi Nai thuộc tỉnh lộ 446 khiến anh Ðinh Văn Nhân (sinh năm 1991) trú tại xóm Mon, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn khi đi xe máy qua bị lũ quét cuốn trôi vào khoảng 22 giờ ngày 28-7. Hàng trăm người dân và lực lượng bộ đội, công an, dân quân trên địa bàn đã được huy động để tìm kiếm. Ðến khoảng 8 giờ 30 phút ngày 29-7 mới phát hiện thi thể anh Ðinh Văn Nhân nằm cách ngầm Bãi Nai gần 200 m. Theo thống kê của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ba ngày gần đây, trên địa bàn thành phố có tám phường với hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, đá; trong đó có bốn hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có một hộ dân nhà bị đổ hoàn toàn. Thành phố tiến hành di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực sạt lở nguy hiểm, tổ chức trực ban, theo dõi 24/24 giờ để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Phú Thọ cho biết, mưa to và dông lốc mấy ngày qua trên địa bàn các huyện Tân Sơn, Tam Nông và thị xã Phú Thọ đã làm hai nhà bị tốc mái; 1,53 ha lúa bị thiệt hại; 20 m kênh mương bị vỡ. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão các huyện đã cử cán bộ xuống địa bàn, chỉ đạo chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục thiệt hại. Tại tỉnh Yên Bái, mưa lớn kéo dài đã khiến một số tuyến đường trên địa bàn bị ách tắc do sạt lở hoặc ngập úng; hàng chục ha lúa và cây hoa màu khác bị úng ngập, dập nát, ước tính thiệt hại gần 400 triệu đồng. Tại huyện Văn Yên, mưa lớn đã làm thiệt hại hoàn toàn 38,7 ha lúa cùng 7,2 ha ngô ở các xã Mỏ Vàng, An Thịnh, Tân Hợp, Ðại Sơn, Ðại Phác; cuốn trôi hai con trâu ở xã Tân Hợp. Các ngành chức năng tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tại Tuyên Quang, mưa lũ đã làm sạt ta-luy quốc lộ 2C đoạn đường Sơn Nam - Tuân Lộ, huyện Sơn Dương, với khối lượng sạt lở khoảng hơn 1.000 m3 đất, đá gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, mưa to kèm theo gió lốc đã làm sập nhà ông Hà Văn Chính, thôn Ðon Mệnh, xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); gần 100 ha lúa mới cấy ở huyện Yên Sơn bị ngập úng. Chính quyền các cấp đang trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả. Tại Sơn La, mưa lũ cuốn trôi hai người là Quàng Văn Nhất, 21 tuổi, dân tộc Thái, ở bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu. Riêng ông Vàng A Vảng, 40 tuổi, dân tộc Mông ở bản Pa Phách, xã Ðông Sang, huyện Mộc Châu bị nước lũ cuốn trôi đến 15 giờ ngày 29-7 mới tìm thấy xác. Mưa lũ khiến chín nhà bị trôi, đổ sập, 90 nhà bị ngập nước, 74 nhà có nguy cơ sạt lở cao, trong đó bốn nhà đã di chuyển. Thiệt hại về nông nghiệp là 561,1 ha lúa mùa mới cấy bị ngập, 596,5 ha ngô bị ngập nước, 23,28 ha hoa màu, 5,8 ha cà-phê, mía mất trắng, 138 con trâu, bò bị chết do lũ cuốn trôi. Ao cá bị mất trắng 25,22 ha, sản lượng cá mất trắng ước 6.780 kg. Về giao thông các tuyến đường tỉnh lộ: 110, 101, 112, 106, 105 và một số đoạn của quốc lộ số 6, 37, 43 bị sạt lở. Tổng thiệt hại lên tới 35 tỷ đồng. Tỉnh đang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa, lũ. Tại Lào Cai, đến chiều 28-7, điểm sạt lở tại Km156 + 700 tuyến quốc lộ 279, đoạn đi qua xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn) đã được khai thông, xe tải, xe khách có thể đi được. Tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện do dọc tuyến vẫn còn những khối đá lớn có nguy cơ sạt lở nếu tiếp tục mưa. Trước đó, vào trưa ngày 28-7, anh Vũ Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Nhà máy thủy điện Phú Mậu (Văn Bàn, Lào Cai) trong lúc lội bộ qua suối, do bất ngờ nước lũ tràn về, đã bị lũ cuốn trôi. Ðến khoảng 14 giờ 30 phút, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể cách ngầm hơn 1 km. Tại Bắc Cạn, mưa liên tục trong những ngày gần đây đã khiến tỉnh lộ 258 từ thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông lên huyện Ba Bể bị sạt lở hàng chục điểm. Sở Giao thông vận tải tỉnh đã cử lực lượng thường xuyên tuần đường, chuẩn bị máy xúc, máy ủi túc trực kịp thời san gạt những điểm sạt lở nhằm bảo đảm giao thông thông suốt; đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần Hồng Hà đẩy nhanh tiến độ đào núi mở đường mới tránh điểm sạt lở tại Km 5 để thông đường cho xe tải trong vài ngày tới. Tại Ðiện Biên, mưa lũ đã làm hai người chết và bị thương, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 6,5 tỷ đồng. Tại thành phố Ðiện Biên Phủ và các huyện Tuần Giáo, Mường Chà có một gia đình bị sập nhà, hai ngôi nhà bị sạt lở; 10 hộ gia đình ở bản Che Phai, phường Thanh Trường bị ngập, hiện đã được di dời đến nơi an toàn. Các tuyến quốc lộ 12, 279 và tỉnh lộ 142 cũng bị thiệt hại khá nặng do sạt lở đất. Toàn tỉnh đang tích cực khắc phục hậu quả sau mưa, lũ. Chiều 29-7, Bộ Y tế có công điện yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và các đơn vị trực thuộc bộ ở các tỉnh phía bắc, phía nam và miền trung có kế hoạch chủ động công tác ứng phó kịp thời, phát huy phương châm bốn tại chỗ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra. Các địa phương, đơn vị sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư, cơ sở thuốc, hóa chất phòng, chống bão lụt; chuẩn bị trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới... Bình Thuận thành lập Trạm tìm kiếm, cứu nạn Phú Quý Ngày 29-7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Thuận đã làm lễ ra mắt Trạm tìm kiếm, cứu nạn Phú Quý thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và bàn giao tàu cứu nạn BP-11-19-01, công suất 4.000 CV. Tàu cứu nạn có khả năng hoạt động trên biển với sóng biển cấp 8, thực hiện chức năng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên vùng biển Bình Thuận và các vùng biển lân cận từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu thuộc dự án tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trang bị và bàn giao cho Bộ đội Biên phòng Bình Thuận. Với tổng kinh phí hơn 83 tỷ đồng, Trạm tìm kiếm, cứu nạn Phú Quý được xây dựng, trang bị đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, hệ thống thông tin liên lạc; thiết bị y tế, phao cứu sinh các loại. Hỗ trợ tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa Sáng 29-7, tại huyện đảo Lý Sơn, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã tổ chức thăm và hỗ trợ cho tàu cá Lý Sơn gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa. Chủ tàu cá QNg 96084 TS Nguyễn Chí Thạnh ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa là thuyền trưởng có 15 lao động, trong khi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 20-7 thì gặp nạn. Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã trao tặng chủ tàu Thạnh một máy Icom trị giá 28 triệu đồng, 12 triệu đồng tiền mặt; hỗ trợ cho 14 ngư dân đi trên tàu (mỗi ngư dân 2 triệu đồng). Trước đó, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cũng đã trao tiền hỗ trợ cho hai chủ tàu cá Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (ở thôn Tây, xã An Vĩnh) cùng 29 ngư dân gặp nạn tại Hoàng Sa vào ngày 6-7 với số tiền gần 100 triệu đồng. (Theo NDĐT) |