【monaco – lens】Nền kinh tế đang chịu 200.000 tỷ đồng lãi suất/năm
Do đó, giảm lãi suất cho DN là một trong các kiến nghị về giảm chi phí cho DN được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu ra tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với địa phương vừa diễn ra ngày 3/7.
Giá trị GDP mới đạt 2 triệu tỷ đồng
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất cao với các báo cáo được nêu về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng. Theo Bộ trưởng, mặc dù tình hình kinh tế quý I/2017 có biểu hiện khó khăn, nhưng sang quý II/2017 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng nhấn mạnh việc đạt chỉ tiêu về GDP là rất quan trọng để đảm bảo các chỉ tiêu về cân đối vĩ mô như bội chi, nợ công… “Theo kế hoạch, giá trị GDP năm 2017 dự kiến là 5,1 triệu tỷ đồng, nhưng 6 tháng, tính toán theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy chúng ta mới đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, còn cách khá xa so với mục tiêu của năm. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để chúng ta phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng của năm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Báo cáo về tình hình thu ngân sách, Bộ trưởng cho biết tiến độ thu đang khá tốt, bình quân 6 tháng tăng 13,9% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa tăng 45,5%, nếu loại trừ yếu tố thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức còn lại tại DNNN… thì tốc độ thu nội địa cơ bản vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng.
Tuy nhiên, thu ngân sách trung ương (NSTƯ) vẫn có những biểu hiện khó khăn, do đó Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo cân đối NSTƯ. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân đối NSTƯ năm nay là tiến độ thu từ tái cơ cấu DNNN. Theo Bộ trưởng, tiến độ thực hiện còn chậm, mới thu được 10.000 tỷ đồng so với dự toán 60.000 tỷ đồng năm 2017.
Liên quan đến việc tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho biết Bộ Tài chính đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Sau khi Nghị quyết 19 năm 2017 được ban hành, Bộ đã triển khai thực hiện với các kế hoạch cụ thể, kiểm tra đánh giá định kỳ. Qua 6 tháng đã rà soát 270 TTHC trong lĩnh vực ngành quản lý như hải quan (173 thủ tục), thuế (28 thủ tục), công sản (56 thủ tục)…
“Chúng tôi đã phấn đấu 6 tháng đạt mục tiêu đề ra là thông quan qua biên giới còn 70 giờ với hàng xuất khẩu và 90 giờ với hàng nhập khẩu. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng được đẩy mạnh. Hiện nay, tỷ lệ DN đăng ký kê khai nộp thuế điện tử đạt 99,8%, người tham gia sử dụng kê khai thuế điện tử đạt 98,9%. Cơ quan quản lý chuyển mạnh theo hướng từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thủ tục hải quan điện tử được triển khai trên tất cả các đơn vị hải quan toàn quốc, kết nối 39 thủ tục với 11/14 bộ qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm và Bộ Tài chính đang ráo riết đẩy mạnh việc kết nối này”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin cụ thể.
Hết sức cân nhắc các chính sách miễn giảm thuế
Nhằm tiếp tục tháo gỡ gánh nặng về chi phí cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đưa ra nhiều kiến nghị tại phiên họp.
Đầu tiên, về chính sách thuế, Bộ trưởng nêu thực tế những năm qua chính sách thuế của chúng ta đã liên tục được điều chỉnh theo hướng miễn, giảm, giãn thuế rộng và nhanh hơn so với lộ trình đặt ra. Điều này một mặt đã góp phần hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn vừa qua, nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách. Thuế suất thuế TNDN của Việt Nam tính phổ thông là 20%, nhưng chúng ta có rất nhiều ưu đãi nên tính bình quân chỉ ở mức 14 - 15%. So với ASEAN, thuế TNDN của Việt Nam ở mức trung bình thấp. Do đó, phải cân nhắc thận trọng khi đề xuất các chính sách về miễn giảm thuế cũng như các giải pháp tình thế.
Bên cạnh thuế, các khoản đóng góp theo lương theo quy định hiện nay cũng chiếm tỷ trọng cao. Các DN hàng tháng phải đóng 23,5% quỹ lương, trong đó 17,5% là bảo hiểm xã hội (BHXH), 3% bảo hiểm y tế (BHYT), 1% bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… Đây là mức tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, việc điều chỉnh giảm nếu có cũng phải tính toán kỹ để đảm bảo an toàn cho các quỹ, đặc biệt là quỹ BHXH. Đối với BHYT, cũng đang có ý kiến đề nghị tăng mức đóng góp để đảm bảo an toàn cho quỹ. Đối với BHTN, Chính phủ đã có Nghị định 34 về giảm mức đóng BHTN từ mức 1% xuống 0,5% đến 31/12/2019. Tuy nhiên mức tác động không lớn, vào khoảng 2.550 tỷ đồng/năm tương ứng với 13,7 triệu đồng/năm/DN và chỉ mang tính ngắn hạn.
Theo Bộ trưởng, đối với quỹ BHXH, điều cần thiết là phải mở rộng đối tượng tham gia, quản lý chặt chẽ chi tiêu, tránh việc lạm dụng quỹ, siết chi tiêu. Đối với kinh phí công đoàn, cần nghiên cứu, cân nhắc, và có thể xem xét sửa đổi.
Còn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư cần giải ngân
Một vấn đề quan trọng nữa ảnh hưởng đến DN là lãi suất ngân hàng. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, phần lớn chi phí của DN hiện nay là về lãi suất ngân hàng, do vốn của DN chủ yếu dựa vào vốn vay. Tín dụng cho nền kinh tế hiện bằng khoảng 1,2 lần GDP, tương đương 6 triệu tỷ đồng. Lãi suất cho vay dài hạn với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 6 - 9%, ngắn hạn là 9 - 11%/năm. Số chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao, lên tới 3 - 5%. Như vậy, “ước tính hệ thống ngân hàng đang thu từ nền kinh tế trên 200.000 tỷ đồng/năm, cao hơn toàn bộ số thu từ thuế TNDN vào ngân sách (188.000 tỷ đồng). Chúng ta phấn đấu giảm từ 0,5 - 1% lãi suất thì tác động lớn hơn nhiều so với giảm thuế TNDN. Do đó, chúng tôi đồng tình cao với việc tập trung đẩy mạnh xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để từ đó có điều kiện giảm lãi suất”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, DN cũng đang phải chịu nhiều chi phí về TTHC, trong đó có thuế, hải quan. Về lĩnh vực này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan phấn đấu đơn giản hoá TTHC hơn nữa để giảm chi phí cho DN.
Đối với nền kinh tế nói chung, Bộ trưởng tiếp tục kiến nghị Chính phủ thúc đẩy chi tiêu công. Được biết, trong 6 tháng cuối năm, tổng nguồn vốn đầu tư theo cân đối NSNN còn lại khoảng 300.000 tỷ đồng. Nếu tập trung giải ngân khoản vốn đầu tư này, chúng ta cũng sẽ huy động được tương ứng khoảng 600.000 tỷ đồng nữa từ thị trường, do đó sẽ có tới 1 triệu tỷ đồng được đưa vào đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn cho cân đối ngân sách cũng như giải quyết nợ xấu. “Chúng ta đã có tiền rồi, nếu không làm sẽ mất cơ hội”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Trong những tháng cuối năm, Bộ trưởng cũng kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn DNNN, vốn đang rất chậm trong thời gian vừa qua. Đồng thời, Bộ Tài chính, các bộ ngành, địa phương tiếp tục phối hợp tốt trong quản lý ngân sách, quản lý thu chi, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chống thất thu, chống gian lận thương mại; đặc biệt, tiếp tục chú trọng việc tiết kiệm chi tiêu.
Sẽ báo cáo UBTVQH về các địa phương vượt mức bội chi
Tại phiên họp, trả lời một số ý kiến của các địa phương Lâm Đồng, Cần Thơ, Lạng Sơn về bội chi NSĐP, Bộ trưởng cho biết từ năm 2017, theo quy định của Luật NSNN năm 2015, bội chi NSĐP nằm trong dự toán NSNN mà Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, để giúp địa phương có thêm nguồn vốn phát triển, tận dụng cơ hội từ các dự án ODA, nếu các địa phương vượt định mức bội chi và cam kết trả nợ được, Bộ sẽ tổng hợp để báo cáo Chính phủ, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo các trường hợp cụ thể.
Với kiến nghị về khoản thu từ phạt vi phạm quy định về an toàn giao thông (ATGT), Bộ trưởng giải thích, theo Luật NSNN năm 2015 thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có xử phạt về vi phạm ATGT, do cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào xử phạt thì cấp đó hưởng 100%. Nghị định 163 hướng dẫn Luật NSNN cũng quy định, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu thuộc về NSTƯ. Nghị định 116 năm 2014 quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Bộ Công an quy định Bộ Công an bao gồm cơ quan Bộ Công an, cơ quan địa phương, công an tỉnh, công an phường, công an thị trấn, không bao gồm công an xã, do đó, các khoản xử phạt vi phạm hành chính do các lực lượng công an thực hiện, trừ công an xã, được thu về NSTƯ 100%. Với cơ sở pháp lý này, như Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, muốn sửa đổi sẽ phải sửa nhiều Luật liên quan như Luật NSNN, Luật Phí và lệ phí, các quy định của Bộ Công an… vì vậy khó có thể thực hiện được ngay. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị trước mắt vẫn thực hiện dự toán theo quy định hiện hành. Đồng thời, giao Bộ Công an thực hiện xử lý kỹ thuật theo hướng thu ở địa phương nào thì chi trả cho địa phương đó mức tương ứng.
H.Y
相关文章
Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
Honda Việt Nam khuyến mại hàng loạt mẫu ô tô trong tháng 5 Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô2025-01-10Việt Nam đứng thứ 2 trong số các điểm du lịch yêu thích của người Hàn Quốc
Du khách Hàn Quốc trải nghiệm du thuyền cao cấp ở Nha Trang. Ảnh: TLTổng cộng 16.225.041 người Hàn Q2025-01-10Giá lợn hơi hôm nay 23/7: Biến động trái chiều 1.000
Giá lợn hơi hôm nay 22/7: Tuột mốc 75.000 đồng/kg Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp2025-01-10Việt Nam đứng thứ 2 trong số các điểm du lịch yêu thích của người Hàn Quốc
Du khách Hàn Quốc trải nghiệm du thuyền cao cấp ở Nha Trang. Ảnh: TLTổng cộng 16.225.041 người Hàn Q2025-01-10Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thành Hưng đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng2025-01-10CMC trao đổi cơ hội hợp tác tại Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam
Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 3 được kỳ vọng là cơ hội đáp lại sự quan tâm rộng rãi và các2025-01-10
最新评论