【link vào fabet】Ưu tiên công nghiệp dệt, đừng sa đà vào nguyên liệu
Ông đánh giá như thế nào về cơ hội tăng trưởng của ngành dệt may trong thời gian tới?
Trên thị trường thế giới, tăng trưởng ngành may mặc hàng năm vẫn khoảng 2-2,5%. Năng lực sản xuất hiện tại hầu như dồn về khu vực châu Á. Trong đó, Trung Quốc là một khu vực, ASEAN là một khu vực, Nam Á là một khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đang dần giàu lên, dẫn tới giảm sản xuất, đẩy áp lực sản xuất dệt may sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Như vậy, có thể nói, thị trường cho ngành dệt may khá rộng mở. Cơ hội tăng trưởng luôn có, điều quan trọng chỉ là có tận dụng được hay không.
Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt nay của Bộ Công Thương nêu rõ, định hướng phát triển các lĩnh vực quan trọng có cả 4 lĩnh vực gồm công nghiệp may, công nghiệp dệt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp thời trang, trong đó công nghiệp dệt được xếp ở vị trí đầu tiên. Theo ông, như vậy đã hợp lý chưa?
Thực tế, nhu cầu vải trong nước vốn rất lớn nhưng Việt Nam lại chủ yếu tập trung vào công nghiệp may. Như vậy, ở ngắn hạn, tăng trưởng của ngành vẫn luôn tốt. Tuy nhiên, về lâu dài, tầm 10-20 năm tới lại xuất hiện những bất ổn. Khi tập trung vào khâu may, các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chủ yếu thu hút nguồn lao động không cần trình độ, chỉ sử dụng sức lao động. Đến khoảng trên 30 tuổi, lực lượng lao động này hầu như không được sử dụng nữa, bị đẩy ra ngoài xã hội, gây ra hệ lụy khó lường.
Vì vậy, quan trọng nhất trong quy hoạch dệt may là phải tập trung vào công nghiệp dệt, sản xuất được vải, nâng cao giá trị. Đặc biệt, khâu nhuộm được coi là “trái tim” của lĩnh vực công nghiệp dệt. Toàn bộ các phần của công nghiệp dệt gồm sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải, muốn làm tốt đều phải sử dụng lao động là các kỹ sư, có trình độ đào tạo nhất định. Chỉ khi phát triển lĩnh vực có hàm lượng trí tuệ, tích tụ chất xám như vậy, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mới có thể bền vững.
Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch có nêu nội dung khá rõ về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như công nghiệp thời trang, trong đó nhấn mạnh tập trung đầu tư các dự án sản xuất phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Theo ông, trong điều kiện của Việt Nam, điều này liệu có khả thi?
Tôi cho rằng, Việt Nam không nên phát triển mạnh lĩnh vực nguyên liệu dệt may. Năm 2016, trong tổng nguyên liệu toàn cầu, bông chiếm 25 triệu tấn, được trồng ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; 5 triệu tấn là các loại xơ sợi như tơ tằm, lông cừu.., và 61 triệu tấn còn lại là sợi polyester. Với nhu cầu như hiện tại, dự báo đến năm 2035, nguyên liệu toàn cầu của ngành công nghiệp dệt may sẽ tăng lên khoảng 180 triệu tấn, chủ yếu là sợi polyester.
Về bông, trong số 25 triệu tấn kể trên, Trung Quốc đóng góp 6 triệu tấn, Ấn Độ 7 triệu tấn. Đây là loại cây chỉ trồng được ở nơi đất cằn. Đất phù hợp ở Việt Nam chủ yếu chỉ có Ninh Thuận, Bình Thuận…, diện tích khá ít. Tổng sản lượng bông của Việt Nam sản xuất ra không đủ để phục vụ cho một nhà máy nhỏ của Việt Nam trong một tháng. Hiện nay, chương trình trồng bông ở các nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc… đều phá sản khi nhiều loại cây trồng khác có giá trị hơn. Bởi vậy, tôi kiến nghị bỏ mục trồng bông trong quy hoạch.
Về sợi polyester, năm 2016, toàn thế giới cần 61 triệu tấn thì khu vực châu Á cung cấp 54 triệt tấn, trong đó Trung Quốc chiếm tới 48 triệu tấn. Hàng Trung Quốc XK tràn sang Việt Nam. Khi Trung Quốc dư thừa quá lớn, rõ ràng Việt Nam không nên quá tập trung vào xơ sợi polyester nữa. Về lâu dài vẫn phải phát triển nhưng nên từ từ bởi ít nhất trong 5 năm tới cũng chưa nhìn thấy tương lai của mặt hàng này. Hiện nay, nguyên liệu đã quốc tế hóa nên có thể nhập ở đâu cũng được.
Về công nghiệp thời trang, theo tôi, Việt Nam cũng không nên mơ đến nhiều. Sản xuất thời trang, thấp nhất là gia công, tiếp đến là sản xuất thiết bị gốc, nghĩa là khách hàng đưa mẫu đến, DN có thể đọc và sản xuất theo mẫu, trong đó đã có yếu tố thời trang rồi. Trung Quốc hiện nay mới đạt ở tầm sản xuất thiết bị gốc. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… mới đạt đến tầm thiết kế… Vì thế, Việt Nam không nên lập quy hoạch rồi khuyến khích DN khởi nghiệp làm thời trang.
Để có thể tập trung vào khâu công nghiệp dệt đạt hiệu quả cao, xin ông cho biết, đâu là giải pháp khả thi?
Căn cứ vào nhu cầu vải của cả nước, quy hoạch cần nêu rõ, đặt mục tiêu bao giờ thì đạt được. Tôi cho rằng, chỉ có con đường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào phối hợp mới làm được. Hiện nay, quy mô toàn ngành dệt may khoảng 25 tỷ USD thì khối FDI là 18 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc chiếm tới 5,7 tỷ USD. Khi mở cửa mời DN FDI vào liên doanh với DN trong nước. DN nội địa cần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và uy tín. Nếu đã có được nguồn vải trong nước, những vấn đề khác như công nghiệp thời trang sẽ có thể phát triển được.
Xin cảm ơn ông!
Bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty ESQUEL (Hồng Kông): Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phân tích sơ sài mặt thị trường Về mặt thị trường, dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may phân tích còn khá sơ sài. Hiện nay, thị trường châu Á đang nổi lên mạnh mẽ. Thị trường EU, Mỹ vẫn tăng trưởng về giá trị tuyệt đối nhưng xét về cơ cấu thị trường của ESQUEL thì ngày càng nhỏ đi. Các vấn đề như, ai đang là đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, trong quy hoạch chưa được làm rõ, đồng thời các cường quốc dệt may đang làm gì, đi vào phân khúc nào… cũng không được đề cập tới. Như vậy, quy hoạch mới nhìn đối nội chưa nhìn hướng ngoại xem đối thủ cạnh tranh đang làm gì. Ngoài ra, trong quy hoạch, vai trò của Chính phủ, Nhà nước cũng phải rõ ràng hơn. Nhà nước nên tập trung vào các vấn đề như quy hoạch về môi trường, lao động, làm sao tránh ô nhiễm; quy hoạch khu công nghiệp thế nào, tập trung xử lý ra sao để tránh mật độ DN quá dày đặc… Bài toán kinh doanh là do DN quyết nhưng DN, nhà đầu tư trông đợi Chính phủ cải thiện các yếu tố như năng suất lao động; hỗ trợ DN tiếp cận, nâng cao công nghệ trong thời cách mạng 4.0… Đối với các chính sách đàm phán FTA, DN, nhà đầu tư cũng cần định hướng, thông tin kịp thời, phân tích tác động rõ ràng từ phía Chính phủ. Ông Trương Văn Cẩm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam: XK dệt may không cần chạy theo số lượng Theo quy hoạch, quan điểm là tập trung vào thị trường XK, quan tâm tới nội địa. Năm 2017, XK dệt may đạt khoảng 31 tỷ USD, trong khi dung lượng thị trường nội địa chỉ trên dưới 4 tỷ USD. Vì vậy, nếu quan tâm tới thị trường nội địa theo quy hoạch cũng chỉ nên tập trung một phần vào nội địa. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, XK dệt may không cần chạy theo số lượng để tập trung vào khâu may mà phải tập trung vào khâu vải, nhuộm… tăng tỷ lệ nội địa hóa lên. Nếu vải sản xuất ra có thể cung cấp cho may để phục vụ XK thì XK dệt may không cần gia tăng số lượng vẫn có thể hiệu quả, bền vững. Ông Cao Hữu Hiếu, Trưởng ban Kỹ thuật Đầu tư Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may không nên chốt cứng Quan điểm xây dựng quy hoạch phát triển ngành dệt may nên mở một chút. Thực tế, quy hoạch trước đây, có nhiều số liệu không thực hiện được. Đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, phần đầu tư có nhiều trường hợp bị phá vỡ so với quy hoạch. Cụ thể, có dự án đầu tư, tập đoàn xây dựng, song địa phương không ủng hộ. Có địa phương mời Tập doàn đầu tư, song vị thế lại không phù hợp với ngành dệt may. Nếu chốt cứng quy hoạch phát triển ngành, có những trường hợp, tập đoàn xin đầu tư lại không có trong quy hoạch, lại phải xin phép. Đức Quang (ghi) |
相关文章
Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
Sáng nay 7/9, Bí thư huyện ủy Krông Pắk Trần Hồng Tiến cùng chủ đầu tư dự2025-01-12Bốc thăm kiểm tra kê khai tài sản, không trung thực có thể mất chức
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp ch2025-01-12Hết lòng với công tác hòa giải
Trong một lần đi công tác, chúng tôi có dịp được gặp và nghe2025-01-12Tham gia Bảo hiểm y tế để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật
Được hưởng gì khi tham gia Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên? Lễ ra quân vận động người dân tham gia2025-01-12Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
Chiều nay (12/8), Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết đang phối hợp với c&aac2025-01-12Huyện Phụng Hiệp: Không xảy ra phạm pháp hình sự trong dịp tết
(HG) - Theo UBND huyện Phụng Hiệp, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tình2025-01-12
最新评论