【top ghi bàn bóng đá ý】Bộ TT&TT mời các doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sản phẩm “Make in Viet Nam” 2022

Vụ CNTT,ộTTTTmờicácdoanhnghiệpthamgiagiảithưởngSảnphẩtop ghi bàn bóng đá ý Bộ TT&TT vừa có thư mời tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022.

Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là giải thưởng chính thức trong lĩnh vực CNTT-TT, được Bộ TT&TT chủ trì xét và trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam và thời đại.

Được tổ chức lần đầu vào năm 2020, thời gian qua giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam.

Nhiều sản phẩm đạt giải đã đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số của các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, người dân. Do vậy, đã được ứng dụng rộng rãi khắp nơi, có những sản phẩm đã góp phần thay đổi lớn cuộc sống ở nhiều bản làng xa xôi, khó khăn mà trước đây chúng ta suy nghĩ phải rất lâu nữa mới có thể giải quyết được.

Cùng với đó, người dân có thể quảng bá, bán sản phẩm tới mọi nơi, với chi phí phù hợp; được tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng cao qua các giải pháp telemedicine; học tập từ xa, làm việc từ xa, tiếp cận kiến thức, thông tin phục vụ đời sống,...

{ keywords}
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 được chính thức phát động ngày 22/6.

Như ICTnews đã thông tin, ngày 22/6, Bộ TT&TT đã phối hợp với VCCI phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” mùa thứ ba. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia giải thưởng theo hình thức trực tuyến tại website giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn sẽ kéo dài đến hết ngày 22/9.

Trong năm 2022, năm thứ ba giải thưởng được tổ chức, định hướng về chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ TT&TT là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Để đạt mục tiêu đó và nhằm khuyến khích, quảng bá mạnh mẽ, đưa các sản phẩm công nghệ số đến với người sử dụng, giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm nay sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

“Để có thể lựa chọn, tôn vinh được Sản phẩm công nghệ số xuất sắc xứng đáng nhất, Ban tổ chức giải thưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hưởng ứng, tích cực đăng ký tham gia giải thưởng. Việc hưởng ứng, tích cực tham gia giải thưởng cũng là cơ hội để khẳng định vai trò, tầm quan trọng và khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia nhanh hơn, toàn diện hơn”, đại diện Vụ CNTT, Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Theo thông tin được Ban tổ chức chia sẻ tại sự kiện phát động, các đơn vị đạt giải thưởng năm nay sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như: Được khai thác thương mại biểu tượng (Logo) Make in Viet Nam đi cùng sản phẩm công nghệ số được công nhận danh hiệu trong các hoạt động kinh doanh, tiếp thị; được đề cử là đại diện cho ngành CNTT-TT tham gia các cuộc thi và giải thưởng chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế; được xem xét đưa vào Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước; danh sách các dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư; được ưu tiên hỗ trợ xem xét, đánh giá, công bố nền tảng số quốc gia; hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…

Cùng với đó, Bộ TT&TT và VCCI sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đạt giải “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm. Lãnh đạo Bộ TT&TT sẽ tổ chức gặp mặt các đơn vị đạt giải thưởng để trao đổi, tham vấn, phản biện về các cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình phát triển của ngành và định hướng phát triển sản phẩm công nghệ số của doanh nghiệp.  

Theo thống kê, sau hơn 2 năm triển khai Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đến hết tháng 5/2022, cả nước đã có 66.800 doanh nghiệp công nghệ số, tăng gần 3.000 doanh nghiệp so với thời điểm tháng 12/2021.
Cúp C1
上一篇:Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
下一篇:Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng