您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【thứ hạng của seoul e-land fc】Tôi đi giữa mùa dịch 正文

【thứ hạng của seoul e-land fc】Tôi đi giữa mùa dịch

时间:2025-01-11 21:02:49 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

(CMO) 90 ngày kể từ khi chuẩn bị tuyên truyền đậm cho “Ngày bầu cử - Ngày hội toàn dân”, hôm nay “Gi thứ hạng của seoul e-land fc

Báo Cà Mau(CMO) 90 ngày kể từ khi chuẩn bị tuyên truyền đậm cho “Ngày bầu cử - Ngày hội toàn dân”, hôm nay “Giữa mùa thu tháng Tám”, tôi lại khoác lên mình chiếc áo bảo hộ. Chiếc áo mỏng dính vậy mà ẩn chứa biết bao nỗi niềm xúc cảm.

Còn nhớ lần đầu tiên quyết định đăng ký vào “ghi hình” ở khu cách ly tập trung Trung đoàn 896. Trước đó, đêm 22/5, cứ thao thức vì nhiệm vụ phóng viên “chủ xị” trong chuỗi thông tin, hình ảnh cho ngày bầu cử.

Thời gian này, ngoài tập trung chuẩn bị tốt cho ngày hội toàn dân, tỉnh nhà còn nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho cử tri trước đợt trở lại lần thứ tư của đại dịch Covid-19. Ðương nhiên, 117 cử tri “đặc biệt” đang cách ly cần đảm bảo quyền công dân của mình. “Làm báo mà ngày bầu cử trong hoàn cảnh đặc biệt mà không có cụm ảnh cử tri “đặc biệt” thì chưa trọn vẹn”, ý tưởng lại thúc giục.

Nghĩ là làm. 13 giờ 30 phút ngày 23/5, lần đầu tiên tôi mặc chiếc áo bảo hộ đi vào khu cách ly tập trung Trung đoàn Bộ binh 896, để ghi hình 117 cử tri đặc biệt đi bỏ phiếu. Anh Nguyễn Thành Tâm, Chính uỷ Trung đoàn 896, bước tới động viên: “Mấy anh em cẩn thận nhé. Ghi đủ hình thì ra ngay”. Cụm hình ảnh đó trở nên đặc biệt nhất, vì từ khi Cà Mau có người trong diện phải cách ly tập trung đến thời điểm ấy chưa một đồng nghiệp có dịp vào tận bên trong như thế.

Rồi bắt đầu những diễn biến mới. Các tỉnh phía Nam và TP Hồ Chí Minh gồng mình trước đại dịch. Nhiều khu vực chốt kiểm soát nhập tỉnh được thiết lập. Hàng trăm lực lượng y tế, công an, bộ đội và thanh niên tình nguyện được giao nhiệm vụ kiểm tra tất cả người và phương tiện ra vào tỉnh. Họ bắt đầu cuộc chiến mới, trong tình hình mới, điều kiện “tác chiến” mới.

Những ngày đầu tháng 7, Cà Mau bắt đầu chuỗi ngày “có dịch” trong cộng đồng. Từ một người mắc Covid-19 lan ra thành 1 ổ dịch, 2 ổ dịch, 3 rồi 4 ổ dịch... Từ khu vực nông thôn đến địa bàn đô thị, lực lượng tuyến đầu được tăng cường, phương thức “tác chiến” nâng lên một cấp. Ðồng thời nhiệm vụ mới song hành vừa chống dịch bệnh, vừa duy trì sản xuất và an dân được nâng lên cao độ. Công tác tuyên truyền vì thế cũng được quan tâm giao nhiệm vụ mới.

Thế là liên tiếp những ngày sau đó với nghề, là cuộc hành trình khắp nẻo đường quê, khu vực giáp ranh, vùng sản xuất... để mang đến cho bạn đọc thông tin, hình ảnh, cảm xúc chân thực nhất.

Hôm thực hiện kéo dài giãn cách xã hội lần 2, cô bạn cùng lớp thời phổ thông nhận tin nhắn hẹn 2 giờ chiều gặp để hỗ trợ bạn tác nghiệp vì không quen đường, chỉ kịp vội trả lời: OK! Hiểu lắm chứ, cơ sở những ngày này anh em đang “bung” hết công suất. Vừa lo phương án chống dịch, vừa quán triệt, triển khai chỉ đạo mới và liên tục.

Ghi nhận ý kiến người dân về đầu ra nông sản trong đợt giãn cách lần thứ 2. Ảnh: Thanh Minh

Cuộc gặp chóng vánh dưới cơn mưa như trút nước. Người lạ thì vội ghi lại tên những dòng kinh, những ngã rẽ để hỏi đường đến được chốt kiểm soát vừa thiết lập ở vùng giáp ranh tỉnh bạn. Người bạn bản địa thì mủi lòng dặn dò thêm: “Mưa, đường lạ, trơn trượt. Cẩn thận nhé!”.

Rồi niềm hân hoan khi quê hương thực thi phương án đón những công dân có hoàn cảnh đặc biệt bị kẹt lại giữa tâm dịch ở ngoài tỉnh trở về. 10 giờ sáng thứ Bảy, điện thoại báo cuộc gọi gấp: “Em chuẩn bị đưa tin. Hôm nay tỉnh đón công dân về từ TP Hồ Chí Minh”. Cuộc gọi chỉ thông báo địa điểm đoàn xe về và dự báo thời gian đến. Thế là bỏ dở chén cơm, vội chuẩn bị hành trang và đi.

Quê hương đang trải qua những ngày tháng chưa từng có, chưa từng thấy và chưa từng nghĩ đến. Thì “việc bỏ dở một bữa cơm gia đình ngày cuối tuần để quẩy hành trang đi vào tâm dịch là cần mà! Thôi để mai Chủ nhật bù lại”, vừa mở vội cổng rào, “bà thợ nấu” ở nhà thủ thỉ.

Rồi tận mắt nhìn và cảm động khi thấy những đứa trẻ lững thững theo mẹ bên bộ đồ bảo hộ “không vừa cỡ”, nũng nịu nhưng không hề quấy khóc dù đã mệt đừ với quãng đường dài 350 cây số. Chợt chạnh lòng khi "giặc” tàng hình Covid-19 ập đến và cuốn đi rất nhiều thứ. Thậm chí khoảnh sân chơi rất đỗi bình thường của trẻ nhỏ giờ cũng trở thành niềm khao khát.

Về đến quê nhà, nhưng đâu phải cảnh tượng quen thuộc đã định hình trong mắt trẻ. Lứa tuổi lên 3, lên 4 làm sao hiểu hết Covid-19 là gì! Nhưng sâu thẳm bên trong sự ngây thơ lại là bài học về ý thức đáng để nhiều người phải suy ngẫm.

Những công dân đầu tiên được đón về từ tâm dịch còn là những trẻ em hồn nhiên. Ảnh: PHONG PHÚ

Lời hẹn bữa cơm gia đình vào Chủ nhật của “bà thợ nấu” mới hôm qua giờ lỗi hẹn thêm lần nữa. Bởi, ngày Chủ nhật, tôi lại mặc vào chiếc áo bảo hộ. Ðúng là chiếc áo mỏng dính mà chứa đựng quá nhiều xúc cảm. Lần này, tôi mặc áo vào để đi cách ly tập trung vì đã đi vào tâm dịch.

Cơn mưa lại ập đến như trút nước. Quý lắm những lời động viên từ “bà thợ nấu”, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Những bước chân của kẻ lạc quan trên tuyến đường nội ô thành phố, nơi hàng ngày đã đi qua nhưng sao bỗng lạ! Quê hương đang dốc lực vào “trận chiến” thì làm sao có thể chấp nhận mình đứng “riêng một hướng!”.

Ðã đến lúc bỏ qua thói quen hàng ngày, gạt đi sự ích kỷ cá nhân để hướng đến lợi ích chung. Ðó cũng là góp phần trong cuộc chiến với kẻ “tàng hình” Covid-19 vậy./.

 

Ghi chép của Phong Phú