Cơ hội cho DN
Thời gian gần đây,chạytỷ lệ kèo mã lai thị trường da giày xuất hiện xu hướng dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một nhiều, trong đó có cả những khách hàng từ Nhật Bản. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do Việt Nam đang bước vào những vòng đàm phán cuối để gia nhập TPP và đang khởi động vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.
Chưa kể đến, với lợi thế nhân công dồi dào, giá rẻ nên các nhà NK của các thương hiệu da giày lớn thế giới có ý định rút đơn hàng từ Trung Quốc để mở rộng, tìm nhà sản xuất cung ứng từ Việt Nam. Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, đây sẽ là những cơ hội tạo làn sóng đầu tư vào lĩnh vực da giày, tăng khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và tiếp cận với các thương hiệu lớn về sản phẩm giày dép, túi xách của thế giới…
Tuy nhiên trên thực tế, theo ông Đặng Văn Chiến, Giám đốc Công ty CP giày Hưng Yên, xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam mới chỉ đang là tín hiệu, còn thực tế chưa có đơn hàng nào được chuyển dịch. Hiện nhiều DN nước ngoài mới chỉ đến khảo sát thị trường và tình hình chung, còn thực tế DN này vẫn nhận đơn hàng từ các khách hàng truyền thống.
Chỉ cần đơn hàng dệt may từ Trung Quốc dịch chuyển khoảng 5% đến 10% thì các DN dệt may Việt Nam đã thoải mái XK”Ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường Công ty CP May Đáp Cầu
Cùng chung xu hướng này, các DN dệt may Việt Nam cũng đang tiếp nhận sự dịch chuyển đơn hàng, sản xuất từ Trung Quốc. Một vị đại diện của Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận, trước xu hướng dịch chuyển sản xuất dệt may thấy rõ từ thị trường Trung Quốc thì dệt may Việt Nam rộng đường XK. Hiện tổng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam chỉ mới đáp ứng được 3% tổng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của toàn cầu.
Trong khi đó, Trung Quốc - nơi được mệnh danh là xưởng may của thế giới hiện chiếm khoảng 50% thị phần XK toàn cầu. Thế nên, “chỉ cần đơn hàng dệt may từ Trung Quốc dịch chuyển khoảng 5% đến 10% thì các DN dệt may Việt Nam đã thoải mái XK”, ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường Công ty CP May Đáp Cầu cho hay.
Xu hướng này cũng được cho là tất yếu khi Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế, ưu tiên đầu tư và nhắm vào các ngành công nghệ cao, mang lại hàm lượng chất xám và giá trị kinh tế cao hơn. Hơn nữa, hiện nay, giá nhân công Trung Quốc cao gấp 2 lần so với Việt Nam, cho nên, các nhà NK nước ngoài buộc phải dịch chuyển đến một nước có giá cạnh tranh hơn.
Có rộng đường?
Ông Lưu Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM Túi xách Hoàng Kim nhìn nhận, nhiều nhà NK Nhật Bản nghĩ rằng giá bán của DN Việt Nam phải rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc. Thế nhưng, giá nhân công lao động của Việt Nam không còn rẻ. Hiện trong các nước sản xuất, XK giày dép, túi xách ở khu vực ASEAN, giá nhân công của Việt Nam cao hơn của Indonesia, Campuchia, Myanmar.
Đây không chỉ là lo ngại của các DN sản xuất, XK da giày mà còn là nỗi lo chung của các DN dệt may Việt Nam. Bởi ở Việt Nam các nhà NK cũng có xu hướng dịch chuyển sang các nước có giá bán cạnh tranh, giá nhân công thấp hơn như Bangladesh, Myanmar, Campuchia… Mặc dù có thể chỉ là khó khăn trong ngắn hạn nhưng giới chuyên gia khuyến cáo, DN sản xuất dệt may, da giày cần nắm bắt tốt thị trường, không để nhà NK ép giá và đừng cạnh tranh giá bán bằng mọi giá vì sẽ dẫn đến thua thiệt cho chính mình.
Một nỗi lo lớn hơn thế được chỉ ra là tư duy làm gia công sẽ khiến các DN khó nắm bắt được cơ hội. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho biết, ngành dệt may hiện có khoảng 9.000 DN nhưng có đến 70% là DN vừa và nhỏ.
Còn ngành da giày, túi xách, có đến hơn 80% DN XK giày theo hình thức gia công, chỉ hưởng từ 10% đến 15% giá trị sản phẩm/đơn hàng; 20% làm theo hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và hưởng 25% đến 30% giá trị sản phẩm/đơn hàng. Yếu kém này sẽ khiến cho các nhà NK e ngại khi DN Việt không có khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ giao hàng, hạ giá thành sản xuất, đặc biệt là với những đơn hàng lớn.
Chỉ không lâu nữa, TPP sẽ được ký kết. Xu hướng nhà đầu tư nước ngoài, đơn hàng “chạy” sang Việt Nam để được hưởng ưu đãi càng nhiều hơn. Không thể một sớm một chiều là có thể thay đổi nhưng các DN cần có bước “chuyển mình” để tháo “nút thắt” làm gia công, hay nói cách khác là tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm để có thể rộng đường XK.
Phan Thu
顶: 837踩: 5
【tỷ lệ kèo mã lai】Đơn hàng “chạy” sang Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-10 22:29:55
相关文章
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Xác định thời điểm HLV Kim Sang
- Indonesia không thắng 5 trận vẫn sáng cửa giành vé dự World Cup
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia
- Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- Lợi thế đặc biệt của Indonesia khiến sao Ngoại Hạng Anh lo ngại
- Kiếm gần 500 triệu USD, Mike Tyson 'đốt tiền' nuôi hổ, ăn chơi đến phá sản
- Tiền đạo nhập tịch Indonesia: Không vô địch AFF Cup, đừng mơ dự World Cup
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- CLB Quảng Nam: 'Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống'
评论专区