Tiếp xúc cử tri là hoạt động được tổ chức trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội. |
Hiện nay,ửtrimuốncóluậtvềtiếpxúccửkq phan lan chỉ có Luật Tiếp công dân quy định về hoạt động tiếp dân của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, còn hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử lại chưa được quy định thống nhất trong một văn bản.
Trước kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIV dự kiến khai mạc vào ngày 24/3, nhiều kiến nghị của cử tri đã được các cơ quan chức năng trả lời. Tập hợp từ Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, một trong những vấn đề cử tri quan tâm chính là hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử.
Cử tri Hà Tĩnh nêu vấn đề, cùng với lập pháp, giám sát thì hoạt động dân nguyện là một trong 3 chức năng chính của Quốc hội, tuy nhiên hiện nay hoạt động tiếp xúc cử tri vẫn chưa ban hành luật riêng mà đang được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, còn chung chung, chưa có chế định cụ thể xác lập một quy trình rõ ràng, thống nhất, đầy đủ.
Đề nghị từ cử tri là Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng pháp luật để ban hành Luật Hoạt động tiếp xúc cử tri của Quốc hội và HĐND thay thế cho Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/09/2012 về hoạt động này.
Theo cử tri Bến Tre thì Nghị quyết liên tịch số 525 quy định về việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội ban hành từ năm 2013 trên thực tế hiện nay không còn phù hợp, có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc triển khai tổ chức thực hiện, cần phải sửa đổi bổ sung để phù hợp trong thời gian tới.
Cử tri kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết liên tịch số 525 để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của cử tri..
Ban Dân nguyện hồi âm: Hiện nay, chỉ có Luật Tiếp công dân quy định về hoạt động tiếp dân của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân) chưa được quy định thống nhất trong một văn bản như cử tri đã phản ánh.
"Ban Dân nguyện cho rằng cần thiết phải nghiên cứu xây dựng, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật ở tầm một đạo luật cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về tiếp xúc cử tri để điều chỉnh hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử. Ban Dân nguyện xin ghi nhận nội dung kiến nghị của cử tri để tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét" - văn bản trả lời nêu quan điểm.
Liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri, tại phiên họp thứ 53 (tháng 2/2021) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại Nguyễn Văn Giàu nói rằng, theo trí nhớ của ông thì nhiệm kỳ trước của Quốc hội, trước kỳ họp cuối cùng không tổ chức tiếp xúc cử tri, vì nội dung kỳ họp này là tổng kết nhiệm kỳ và làm công tác nhân sự.
Hơn nữa sau kỳ họp thứ 10 khi tiếp xúc cử tri thì ông đã nói lời cảm ơn với cử tri sau cả nhiệm kỳ hoạt động rồi.
Nhất trí với ý kiến của ông Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, sau kỳ họp thứ 10 đoàn đại biểu nơi bà ứng cử cũng đã thể hiện sự tri ân đối với cử tri trong suốt nhiệm kỳ vừa rồi. Do đó, theo bà Thúy Anh thì tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 11 cũng nên linh hoạt, nên giao cho các đoàn quyết định việc tiếp xúc cử tri ở đoàn mình và mình cũng không bắt buộc là phải tiếp xúc cử tri.
Kết luận phiên họp thứ 53, Ủy ban Thường vụ Quốc hội "đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội tùy tình hình thực tế của từng địa phương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật". Sau đó, hoạt động tiếp xúc cử tri đã được tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước.