当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định copenhagen】Chính thức giao dịch sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

【nhận định copenhagen】Chính thức giao dịch sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

2025-01-10 00:33:36 [Thể thao] 来源:Empire777

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải (giữa) thực hiện nghi thức rung chuông

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải (giữa) thực hiện nghi thức rung chuông khai trương phiên giao dịch chứng quyền có bảo đảm đầu tiên. Ảnh: Đ.D

Buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo Bộ Tài chính,ínhthứcgiaodịchsảnphẩmchứngquyềncóbảođảnhận định copenhagen Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đại diện các công ty chứng khoán, công ty niêm yết...

7 năm chuẩn bị

Tại buổi lễ, ông Lê Hải Trà – Phụ trách Hội đồng quản trị HOSE cho biết, chứng quyền có bảo đảm được HOSE triển khai nghiên cứu, chuẩn bị từ năm 2012. Trong quá trình tìm hiểu, xây dựng và nghiên cứu đặc tính của sản phẩm để xây dựng lộ trình triển khai, HOSE đã nhận được sự hỗ trợ từ các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán trong khu vực. Trong thời gian này, từ khâu thiết kế sản phẩm, hoàn thiện khung pháp lý, chuẩn bị hệ thống và vận hành sản phẩm để sẵn sàng cho việc đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm niêm yết, HOSE cũng nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính, của UBCKNN; sự đồng hành, phối hợp của các thành viên thị trường.

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết và giao dịch trên HOSE tương tự như cổ phiếu. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm chứng quyền được triển khai là chứng quyền mua, thực hiện quyền theo kiểu châu Âu. Tại thời điểm phiên giao dịch đầu tiên, có 10 mã chứng quyền của 7 tổ chức phát hành được niêm yết và giao dịch trên HOSE, với tổng khối lượng niêm yết đạt 21,9 triệu chứng quyền.

“Sau hơn 19 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có những bước trưởng thành và khẳng định là một trong những TTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng đầu tư quốc tế. Đây là tiền đề quan trọng để hình thành nhu cầu về các công cụ đầu tư phức tạp hơn và cũng chính là môi trường để nuôi dưỡng các công cụ này. Việc đưa chứng quyền có bảo đảm vào giao dịch là cột mốc quan trọng của HOSE, của TTCK Việt Nam. Tôi tin tưởng sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sẽ hoạt động ổn định, hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực và nhận được sự hoan nghênh của nhà đầu tư (NĐT)” – ông Lê Hải Trà nói.

Cần có thêm nhiều loại sản phẩm chứng quyền

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải chúc mừng phiên giao dịch đầu tiên sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của HOSE và các đơn vị liên quan. Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành, tăng cường giám sát công tác phát hành, hoạt động giao dịch trên thị trường, đảm bảo thị trường vận hành ổn định, bảo vệ lợi ích của NĐT. Sau khi triển khai, cần có các tổng kết, đánh giá các vấn đề phát sinh để chỉnh sửa khung pháp lý, hoàn thiện thị trường. Bên cạnh đó cần sớm nghiên cứu thời điểm thích hợp để tiếp tục đưa các loại sản phẩm chứng quyền đa dạng hơn về tài sản cơ sở, phong phú hơn về phương thức thanh toán, thực hiện quyền, phù hợp với mức độ phát triển của TTCK.

Thứ trưởng cho biết, mặc dù tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang có những diễn biến phức tạp, nhưng về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng ở mức độ tương đối cao. Trong bối cảnh đó, việc ra mắt sản phẩm chứng quyền có bảo đảm và sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại HNX vào tuần tới là những sự kiện rất có ý nghĩa, làm cho cơ cấu của TTCK được hoàn chỉnh hơn và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cho công chúng. “Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm là sự tiếp nối cần thiết nhằm hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên TTCK Việt Nam; giúp đa dạng hóa các lựa chọn đầu tư, tăng tính thanh khoản, hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững. Tôi tin tưởng sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sẽ có những bước khởi đầu ổn định và có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của TTCK cũng như đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai” – Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nói.

Tại buổi lễ, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN đã gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những quan tâm đặc biệt và đưa ra những chỉ đạo sát sao đến các đơn vị liên quan trong công tác chuẩn bị để sản phẩm chứng quyền có bảo đảm có thể ra mắt đúng tiến độ. Ông Trần Văn Dũng cũng kỳ vọng sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sẽ được NĐT trong và ngoài nước đón nhận, qua đó giúp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn và nâng cao tính thanh khoản cho thị trường.

Giao dịch CW trong ngày đầu tiên


Ngày 28/6, đã có 10 mã chứng quyền có bảo đảm (CW) đầu tiên được giao dịch trên HOSE. Các CW dựa trên 6 mã chứng khoán cơ sở là FPT, HPG, MBB, MWG, PNJ và VNM có thời gian đáo hạn từ 3 - 6 tháng.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, tổng khối lượng giao dịch CW đạt 2,94 triệu chứng quyền, với trị giá hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó, CW CFPT1901 do VNDS phát hành có khối lượng khớp lệnh lớn nhất với 831.440 chứng quyền, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt 1,7 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng 459.890 chứng quyền, tương ứng tổng giá trị bán ròng là gần 500 triệu đồng, trong đó, khối này tập trung bán ròng mạnh CW CVNM1901 với giá trị là trên 300 triệu đồng. CW CHPG1902 của KIS phát hành cũng bị bán ròng trên 171 triệu đồng.

Đỗ Doãn

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读