【ket qua cup quoc gia】Tích tụ ruộng đất: Địa chủ hay nhà đầu tư?
Đây là quan điểm của đại biểu Quốc hội Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội,íchtụruộngđấtĐịachủhaynhàđầutưket qua cup quoc gia ngày 2/11.
Cần thay đổi tư duy về tích tụ ruộng đất
Theo đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, nhiều năm qua, nông nghiệp nước ta bộc lộ rõ nhiều yếu kém, không chỉ là được mùa mất giá, mà vấn đề lớn nhất là năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh rất kém. Nguyên nhân chính là chúng ta duy trì quá lâu, quá nhấn mạnh vai trò của hộ nông dân như là một chủ thể của sản xuất nông nghiệp.
Đại biểu phân tích, với tình hình hiện nay, ai cũng thấy “lão nông tri điền" thì chưa đủ. Người sản xuất ngày nay phải có hiểu biết về thị trường, có năng lực để áp dụng các thành tựu về công nghệ, kỹ thuật cao, sản xuất nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn khâu sản xuất nào có lợi nhất trong toàn bộ chuỗi sản xuất và kinh doanh nông nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, hộ gia đình nông dân của ta với quy mô nhỏ chưa thể vươn lên trình độ này, đòi hỏi có thêm mô hình tổ chức sản xuất mới.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi cả về tư duy và chính sách. “Tại sao chúng ta cho phép dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng lớn mà không cho phép tích tụ ruộng đất ở mức độ phù hợp để hình thành những công ty nông nghiệp lớn và vừa. Trước đây, chúng ta không cho tích tụ ruộng đất là để không tái sinh giai cấp địa chủ. Nhưng chỉ coi là địa chủ khi gắn liền với phát canh thu tô, không thu tô thì không gọi là địa chủ. Pháp luật hiện nay đủ sức xóa bỏ phương thức phát canh thu tô và địa tô, do đó dù có tích tụ ruộng đất thì giai cấp địa chủ cũng không đội mồ sống lại”, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nói.
Nhà đầu tư nông nghiệp không phải là địa chủ
Cũng theo đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, nếu người nào đó có trong tay số lượng đất đai lớn, nhưng đầu tư vốn, khoa học công nghệ và trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp thì đương nhiên không gọi là địa chủ mà là nhà đầu tư nông nghiệp như hàng trăm ngàn nhà đầu tư công nghiệp khác. Tư duy này muốn thành hiện thực phải có đột phá trong chính sách đất đai, nhất là vấn đề hạn điền.
Từ phân tích này, đại biểu đề nghị, nên xem xét lại chính sách hạn điền. Một trong những thành quả của cách mạng là mang lại sự phân chia công bằng cho nông dân. Mặt tích cực là sự đổi đời của nông dân, người cày có ruộng. Nhưng qua nhiều lần tách hộ đến nay, bình quân mỗi gia đình chỉ canh tác vài sào ruộng, ở vào mức thấp trên thế giới. Với diện tích nhỏ lẻ như vậy, sự đổi đời chưa trọn vẹn, nghèo khó vẫn đeo bám người nông dân dù trong tay có vài sào đất.
Tuy nhiên, không phải hễ ai ở nông thôn cũng nên được giao một ít đất. Vấn đề cần thiết hơn là nên giúp họ có việc làm, có lương, có bảo hiểm, chế độ hưu, hơn là cấp cho họ một miếng đất manh mún, canh tác bấp bênh. “Nguyên lý công bằng trong phân chia ruộng đất nên được thay thế bằng nguyên lý giao đất cho người sử dụng có hiệu quả cao nhất”, đại biểu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng chúng ta không phải tẩy chay kinh tế hộ. Với một số nơi như vùng núi, hải đảo, cần tích cực xây dựng phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, ở các vùng nông nghiệp trọng điểm, cần mở ra nhiều cơ hội để các hộ gia đình tự sàng lọc và phát triển. Đó sẽ là những hộ kinh tế nông nghiệp mới, là những thành phần chính trong cơ cấu nền nông nghiệp phi tiểu nông của Việt Nam trong tương lai.
Tại phiên họp tổ về tình hình kinh tế xã hội, vấn đề nông nghiệp phát triển manh mún cũng là một trong hai nỗi lo lớn nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về nền kinh tế. Theo Bộ trưởng, sau bao nhiêu năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thô sơ, vẫn “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Việc phân đất, chia ô ruộng cho các hộ gia đình phù hợp với tình hình trước kia nhưng nay đang trở thành sự cản trở cho nền sản xuất lớn. “Nông nghiệp phải đi vào chất lượng, đi vào canh tác quy mô lớn, không phải quy mô hộ gia đình, phải có chủ trương về tích tụ đất đai, phải mạnh mẽ hơn trong cho phép mua bán đất, đây là lực cản của đất nước. Càng ngày nông nghiệp càng chia nhỏ thì không bao giờ có giá thành rẻ, chỉ có sản xuất lớn, áp dụng công nghệ cao thì mới có thể cạnh tranh”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh. |
H.Y
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/539b298616.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。