Các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Chất lượng từ cơ chế đặt hàng
Sở Tài chính Bình Thuận vừa có báo cáo gửi Bộ Tài chính về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ,ìnhThuậnNângcaochấtlượngdịchvụcôngnhờthựchiệntựchủkết quả hy lạp tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSNCL năm 2017. Theo báo cáo, trong năm 2017, các ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã chủ động xây dựng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ; chủ động sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, viên chức và tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao cũng như thực hiện các dịch vụ công khác. Các đơn vị đã linh hoạt tự quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên.
Đối với các ĐVSNCL thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế được giao quyền tự chủ tài chính, các đơn vị này đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công (khám chữa bệnh, đào tạo), phát triển nguồn thu.
Cũng trong năm 2017, tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cho các ĐVSNCL, theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg. Trong lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, tỉnh đã thực hiện đặt hàng chiếu phim ở vùng miền núi. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế đã thực hiện đặt hàng đo đạc địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Các đơn vị sự nghiệp xã hội thực hiện đặt hàng trợ cước vận chuyển và cung ứng hàng hóa thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các ĐVSNCL thực hiện đặt hàng đào tạo nghề lao động nông thôn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đặt hàng, các đơn vị được chủ động quyết định biện pháp để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện. Thu nhập tăng thêm nhiều lần Tổng kinh phí chi trả thu nhập tăng thêm trong năm 2017 là hơn 138 tỷ đồng. Trong đó, số đơn vị có chi trả thu nhập tăng thêm là 316/793 đơn vị; số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 1 lần là 294 đơn vị; số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ 1 - 2 lần là 14 đơn vị; số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ trên 2 - 3 lần là 3 đơn vị; số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ 3 lần trở lên là 5 đơn vị. Đặc biệt, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (đơn vị tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên) là đơn vị có người có thu nhập tăng thêm cao nhất, 33,2 triệu đồng/tháng. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận, nhờ thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, các ĐVSNCL từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân và xã hội; tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiếp cận với các hoạt động phục vụ, dịch vụ có chất lượng ngày càng cao.
Tiếp tục thu gọn đầu mối
Ông Nguyễn Văn Phong cho biết, việc quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã thu được một số kết quả tích cực. Ngành y tế đã thực hiện hợp nhất các trung tâm y tế huyện và bệnh viện huyện thành trung tâm y tế huyện trong tháng 7/2017; đồng thời, đang lập thủ tục hợp nhất Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét - bướu cổ và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành đơn vị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Sở Y tế cũng đã trình HĐND tỉnh Bình Thuận ban hành Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, các sở, ngành đang rà soát, xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL và xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN. Qua đó kiện toàn tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, tự chủ tài chính trong tất cả các ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, tăng dần tự chủ kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp, giảm chi NSNN.
Hầu hết các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ đều chú trọng các giải pháp tăng thu, phát triển hoạt động sự nghiệp, đặc biệt là thu các hoạt động dịch vụ. Cũng trong năm 2017, các ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất phương án liên doanh, liên kết để mở rộng hoạt động dịch vụ, qua đó phát huy hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Kết quả, tổng kinh phí liên doanh trong năm qua là hơn 32 tỷ đồng.
Song song với các giải pháp tăng thu, các ĐVSNCL trong tỉnh đã tích cực thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi để có kinh phí tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Các biện pháp được các đơn vị đưa ra là quản lý chặt chẽ trong sử dụng điện nước, điện thoại, sử dụng vật tư văn phòng phẩm; kiên quyết cắt giảm những khoản chi không cần thiết; hạn chế chi tiếp khách, hội họp và phối kết hợp nhiều nhiệm vụ, nội dung triển khai đến các đơn vị trực thuộc nhằm giảm chi công tác phí. Bùi Tư |