发布时间:2025-01-11 03:01:05 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Kiểm dịch thủy sản nhập khẩu - vướng mắc lớn của doanh nghiệp | |
Quy định mới về quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc: Hiểu rõ để tránh gián đoạn xuất khẩu |
Ảnh minh họa. Ảnh: ST |
Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu đối với hàng hóa là thủy sản cần chú ý một số nội dung.
Đối với thủy sản nhập khẩu, thực hiện nghiêm mục 1 của Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã. Theo đó, chỉ thực hiện thủ tục hải quan đối với các trường hợp nhập khẩu thủy sản (bao gồm cả các loài thủy sản là động vật hoang dã) vì mục đích phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của thủy sản hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) hoặc các trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
(Định nghĩa về động vật hoang dã được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước CITES).
Các loài thủy sản thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu vì mục đích thương mại phải đảm bảo đáp ứng quy định của Công ước CITES (quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 30/11/2021) và phù hợp với yêu cầu của Chỉ thị 29/CT-TTg.
Các loài thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản phải có Giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại khoản 4 Điều 98 Luật Thủy sản. Trường hợp thủy sản nhập khẩu là động vật hoang dã thì thực hiện theo yêu cầu của Chỉ thị 29/CT-TTg.
Đối với thủy sản xuất khẩu, các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại phải có giây phép CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
Tổng cục yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài được phép xuất khẩu có điều kiện. Các trường hợp thuộc Danh mục nêu trên xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải có giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Về việc kiểm dịch đối với thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản được thực hiện theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPNT ngày 25/12/2018).
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thủy sản dùng làm thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm tra chặt chẽ đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước CITES, cụ thể, tất cả các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu phải có Giấy phép CITES theo quy định của Công ước CITES, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021, có hiệu lực từ ngày 30/11/2021), Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Đảm bảo đúng chủng loại (tên loài), số lượng và mục đích đã được ghi trên Giấy phép CITES và tờ khai hải quan.
Các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan nhằm triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 13/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
相关文章
随便看看