Sức bật mới cho đồng bằng.MP3
Không chỉ giúp khai thác tối đa tiềm năng của từng địa phương,ếtquảnhiềunhưngcnthchthứclớlich bong mà mối liên kết chiến lược giữa ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh còn mở ra những cơ hội cho toàn khu vực, tạo sức bật mới cho sự phát triển kinh tế đồng bằng.
Sản phẩm đặc sản Hậu Giang được trưng bày, giới thiệu đến các đối tác.
Bài 1: Kết quả nhiều, nhưng còn thách thức lớn
Mối liên kết chiến lược giữa ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn đang đối mặt nhiều thách thức lớn, đòi hỏi các giải pháp toàn diện và bền vững trong tương lai.
Nâng chất nội vùng
Từ tháng 3-2023, Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: phát triển hạ tầng giao thông, du lịch, kết nối cung cầu - xúc tiến đầu tư, thương mại cùng một số lĩnh vực hợp tác song phương khác.
Trong năm 2023-2024, nhiều chương trình hợp tác cấp vùng đã được tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Đặc biệt, hợp tác trong lĩnh vực y tế với quy mô vùng đã giúp giảm tải cho hệ thống y tế thành phố, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân ĐBSCL.
Ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Về kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại, đã tổ chức thành công Hội nghị Kết nối cung - cầu tập trung giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành. Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thiện việc nâng cấp website ketnoicungcau.vn tạo điều kiện cho các hệ thống phân phối tìm kiếm, tương tác với nhà cung cấp và tìm hiểu sản phẩm trên nền tảng này. Tổ chức Đoàn doanh nghiệp và hệ thống phân phối khảo sát và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các địa phương trong vùng.
Tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề và đặc sản của các địa phương đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch. Trong lĩnh vực giao thông, Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng các tỉnh, thành ĐBSCL tổ chức Tọa đàm chuyên đề kết nối giao thông liên vùng. Nghiên cứu nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác tuyến giao thông đường thủy kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh. Phối hợp điều phối nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm quốc gia.
Về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực du lịch… thì lượng khách du lịch nội địa vẫn chiếm ưu thế, với hơn 5,7 triệu lượt khách du lịch về khu vực ĐBSCL. Hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện quảng bá điểm đến du lịch trên nền tảng ứng dụng bản đồ thông minh (http://map3d.visithcmc.vn).
Về hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu, tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật và xây dựng chuỗi liên kết an toàn thực phẩm với các tỉnh, thành cả nước. Tổ chức đoàn công tác làm việc làm việc, trao đổi, chia sẻ, kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, thành phố đã triển khai hợp tác về các hoạt động khoa học công nghệ với Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, thành phố Cần Thơ. Trong lĩnh vực y tế, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công tác đào tạo nhân lực, về hợp tác nghiên cứu khoa học cho đến chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phát triển y tế cơ sở, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế tư nhân…
Còn nhiều rào cản
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo các tỉnh thành vùng ĐBSCL cho rằng, một số nội dung, lĩnh vực mới chỉ dừng lại ở bước khởi động, nghiên cứu hoặc đề xuất hay như lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông mới dừng lại ở việc tổ chức Tọa đàm về các chuyên đề kết nối giao thông liên vùng… Trong khi lưu lượng giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là các dịp lễ, tết cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách căn cơ. Do đó, các tỉnh đề xuất cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt với các công trình liên tỉnh nhằm tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics, thu hút đầu tư.
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết từ khi có thỏa thuận hợp tác đã giúp tỉnh tiêu thụ hàng hóa thuận lợi, đặc biệt là thế mạnh về cây kiểng, cây giống và sản phẩm OCOP của tỉnh. Có hai doanh nghiệp du lịch lớn của Thành phố Hồ Chí Minh là Saigontourist và Vietravel đến tỉnh khảo sát mặt bằng, mở trụ sở để phát triển du lịch.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, 2 năm qua, mối liên kết đã đạt được những kết quả toàn diện. Tư duy liên kết được nhận thức rõ ràng hơn, các lĩnh vực lợi thế của từng vùng và từng địa phương được đưa vào hợp tác và cùng nhau thực hiện.
“Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, là hạt nhân. Các tỉnh, thành ĐBSCL là một trong những vùng trọng điểm về nông nghiệp. Do đó sự hợp tác cùng phát triển là vấn đề cấp thiết và cần thiết. Những lĩnh vực có lợi thế cùng nhau thì chúng ta cùng phát triển để mang đến những hiệu quả thiết thực nhất cho từng địa phương và từng vùng”, ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Khoảng 30% khách du lịch đến Hậu Giang là từ Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ký kết với các đơn vị, viện, trường, Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh... đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Khu công nghệ số của tỉnh, qua 1 năm kêu gọi đã có 8 doanh nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đầu tư. Tuần lễ chuyển đổi số tại tỉnh hàng năm được sự tham gia tích cực của hơn 40 doanh nghiệp đến trưng bày sản phẩm.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết “Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL, giai đoạn 2023-2024 và triển khai kế hoạch năm 2024-2025” mới đây được tổ chức tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Theo bà Ngọc, sự hợp tác này đã tạo nên một khu vực kinh tế phát triển với tính liên kết ngày càng chặt chẽ, đóng góp khoảng 30% GDP cả nước và đang trở thành hình mẫu phát triển kinh tế vùng.
Tuy nhiên, theo bà Ngọc, có 3 thách thức lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy hiệu quả của quan hệ hợp tác này. Đó là sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội còn rất lớn. Thứ hai vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường, khi ĐBSCL chịu tác động nặng nề nhất, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước, đất đai và tình trạng ngập, xâm nhập mặn. Thứ ba, đầu tư hạ tầng vùng ĐBSCL còn chậm và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương.
MỘNG TOÀN
Bài 2: Tăng cường phát triển hạ tầng kết nối.