您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tỷ lệ trực tiếp bóng đá hôm nay】Tầm nhìn chiến lược chung Ấn

Cúp C21745人已围观

简介Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi tiếp tại New Delhi Tu ...

tam nhin chien luoc chung an my ve chau a thai binh duong va an do duong

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi tiếp tại New Delhi

Tuyên bố về "Tầm nhìn chiến lược chung Ấn-Mỹ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương" nêu rõ Mỹ và Ấn Độ là hai "đầu tàu" quan trọng của tăng trưởng khu vực và toàn cầu. Hai nước sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác để hỗ trợ sự phát triển toàn diện,ầmnhìnchiếnlượcchungẤtỷ lệ trực tiếp bóng đá hôm nay bền vững từ châu Phi tới Đông Á, tăng cường sự kết nối khu vực bằng cách phối hợp với các đối tác khác để giải quyết vấn đề đói nghèo, thúc đẩy sự phát triển thịnh thượng. Để hỗ trợ sự liên kết kinh tế khu vực, Washington và New Delhi sẽ thúc đẩy kết nối hạ tầng và phát triển kinh tế theo tính chất kết nối Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, kể cả tăng cường mạng lưới truyền tải năng lượng, khuyến khích tự do thương mại và liên kết mạnh mẽ hơn giữa người dân.

Sau khi nêu rõ "thịnh vượng khu vực phụ thuộc vào an ninh", tuyên bố trên khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong toàn khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông. Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải thông qua tất cả các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật Quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuyên bố phản đối chủ nghĩa khủng bố, hành động cướp biển và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong phạm vi khu vực hoặc xuất phát từ khu vực; cam kết hai bên sẽ cùng nhau phối hợp để thúc đẩy những giá trị cùng chia sẻ vì hòa bình, thịnh vượng và ổn định theo cam kết chung của hai nước đối với "Tuyên bố toàn cầu về quyền con người" (UDHR). Hai bên cam kết tăng cường Hội nghị Cấp cao Đông Á nhằm khuyến khích đối thoại khu vực về những vấn đề chính trị và an ninh chủ yếu.

Để thực hiện được tầm nhìn khu vực này, hai bên cam kết phát triển một lộ trình nhằm tăng cường quan hệ giữa các nước lớn ở châu Á, tạo điều kiện cho Mỹ và Ấn Độ phản ứng tốt hơn trước những thách thức về kinh tế, ngoại giao và an ninh trong khu vực. Ngoài những nỗ lực này, Mỹ hoan nghênh việc Ấn Độ quan tâm tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, bởi nền kinh tế Ấn Độ là một phần động lực của kinh tế châu Á.

Trong 5 năm tới, Ấn Độ và Mỹ sẽ tăng cường các cuộc đối thoại khu vực, đẩy mạnh cơ chế tham vấn 3 bên với các nước thứ ba trong khu vực; thúc đẩy sự liên kết, tăng cường các diễn đàn khu vực; thăm dò thêm các tiềm năng để hợp tác và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên có thể xây dựng được năng lực trong khu vực để ủng hộ hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả các nước.

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Ấn qua chuyến thăm của ông Obama. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" vừa nói rằng Washington đang nhắm tới Ấn Độ như một đối tác khu vực tại Nam Á và Ấn Độ Dương để phối hợp với chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Mỹ và đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. New Delhi có ý định tối đa hóa lợi ích của mình từ mối quan hệ quan trọng với Mỹ nhưng cũng có những chiến lược riêng để theo đuổi và cân đo cẩn thận quan hệ quan trọng với các nước lớn khác như Trung Quốc. Ấn Độ coi trọng đối tác chiến lược với Mỹ vì lợi ích quốc gia còn Washington coi New Delhi như một thị trường lớn để đầu tư và trao đổi thương mại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Mỹ sẽ không cho Ấn Độ những gì mà họ muốn, nhất là lĩnh vực cùng nghiên cứu và sản xuất vũ khí hiện đại.

Tags:

相关文章