【ket qua benfica】Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:19:57

tang cuong kiem tra don doc thuc hien cam ket thoa thuan quoc te

Ảnh minh họa: Internet


Việt Nam đang tích cực triển khai các cam kết, thỏa thuận quốc tế. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giúp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích quốc gia, tổ chức, công dân của Việt Nam, đóng góp tích cực cho hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như được nêu tại các Nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại như: chưa thực hiện đầy đủ các quy định liên quan của pháp luật trong việc ký kết điều ước quốc tế; có trường hợp chậm triển khai điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo về công tác thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; chưa nghiêm túc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các cam kết, thỏa thuận quốc tế đến các đối tượng có liên quan.

Chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối

Nhằm tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế vì mục tiêu đẩy mạnh chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và bảo đảm an ninh – quốc phòng để phát triển đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tuân thủ quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007; Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của các DN được ký kết nhân dịp các Đoàn của Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thăm nước ngoài và của nước ngoài, tổ chức quốc tế thăm Việt Nam).

Trong đó, chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối, phân công cán bộ đầu mối, cán bộ chuyên trách, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, địa phương có liên quan; tăng cường thông tin, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước liên quan được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được kiện toàn theo Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài, để kịp thời thúc đẩy thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế, tháo gỡ vướng mắc phát sinh.

Bộ chủ trì Phân ban Việt Nam có trách nhiệm thông báo kịp thời đầu mối, địa chỉ liên lạc của Bộ phận giúp việc Phân ban Việt Nam cho Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh để phối hợp.

Tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tăng cường tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các bộ, ngành, địa phương, DN có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết; kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, DN.

Trong đó, cần thường xuyên rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh của mình; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao các thông tin về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thông tin liên quan, để cập nhật cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế đặt tại Bộ Ngoại giao.

Kịp thời tham vấn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đối với việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan tới an ninh – quốc phòng, chủ quyền, lãnh thổ; các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, hợp tác pháp luật, truyền thông, báo chí, truyền phát tín hiệu, nghiên cứu lịch sử, địa lý, khảo cổ và hợp tác giáo dục theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng; lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ.

Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế do bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh chủ trì thực hiện; kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế theo quy định; thông báo, hướng dẫn các cơ quan địa phương liên quan triển khai thực hiện bảo đảm đúng lộ trình cam kết. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế phải đề ra lộ trình, biện pháp, phân công cụ thể; bảo đảm phù hợp với cam kết tại điều ước quốc tế đó và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật của Việt Nam, chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phê chuẩn, hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế.

Tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức có liên quan các cam kết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các cam kết về bảo hộ đầu tư, về hội nhập kinh tế quốc tế đến các địa phương, DN, hiệp hội ngành hàng. Thông tin cung cấp cần cụ thể, chi tiết, bảo đảm cho địa phương, DN có thể hiểu đúng, vận dụng hiệu quả các cam kết, nhằm giúp cho địa phương, DN và hiệp hội ngành hàng tận dụng đầy đủ các ưu đãi mà các điều ước quốc tế đó mang lại cũng như hạn chế khó khăn phát sinh.

Đôn đốc triển khai kịp thời và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các bộ, ngành, địa phương, DN có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn và xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết.

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả, vướng mắc trong triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; tiến hành hoặc phối hợp với bộ, ngành có liên quan tiến hành, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ vướng mắc.

Xác định những trường hợp triển khai cam kết, thỏa thuận quốc tế chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu hợp tác, để chủ động tiến hành hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp thích hợp, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan, Phân ban Việt Nam để thúc đẩy bên nước ngoài tại các diễn đàn song phương như kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hoặc tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương có liên quan.

Kiểm tra, phát hiện sai phạm, xử lý khiếu nại của cơ quan, tổ chức, công dân của Việt Nam hoặc của bên nước ngoài liên quan đến việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế để kịp thời tiến hành biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, Chính phủ, cơ quan, tổ chức công dân Việt Nam, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp để phối hợp.

Thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận quốc tế của DN được ký

Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh đôn đốc DN trong phạm vi quản lý của mình thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của DN được ký nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; kịp thời phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Phân ban Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, uy tín và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kịp thời kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam, điều ước quốc tế mới ký chưa có hiệu lực và dự định ký kết trong tương lai gần thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; bảo đảm tính tương thích của đề nghị xây dựng và nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, hoặc đàm phán, ký mới điều ước quốc tế, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; trình Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ động quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, phù hợp với phạm vi chức năng, thẩm quyền.

Thực hiện trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc ký kết và thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh, trong đó chú trọng đánh giá kết quả, tồn tại trong việc ký kết, thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế đang có hiệu lực.

顶: 85踩: 4