Đây là các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong cuộc họp trực tuyến hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,ầnđầutiênhọptrựctuyếntìmgiảiphápổnđịnhthịtrườngchứngkhoátỷ số bóng đá la liga tây ban nha lần đầu tiên được tổ chức để cùng với đại diện lãnh đạo khoảng 40 công ty chứng khoán (CTCK), 20 công ty quản lý quỹ, cùng hai sở giao dịch chứng khoán (GDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tìm “kế sách”, “kích thanh khoản” hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK), hỗ trợ nhà đầu tư (NĐT) vững vàng bước qua đại dịch Covid-19.
Vốn ngoại rút ròng chưa đáng kể
Theo đánh giá của UBCKNN, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng đã chịu ảnh hưởng rất tiêu cực. Không chỉ các TTCK tại Trung Quốc và châu Á giảm sâu, mà nhiều thị trường khác trên thế giới đều giảm rất mạnh khi Covid-19 lây lan ra 68 quốc gia, vùng lãnh thổ và xuất hiện thêm các tâm dịch mới.
Đây là lần đầu tiên UBCKNN họp trực tuyến để cùng thành viên thị trường tìm giải pháp hỗ trợ TTCK vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: DT. |
Trên TTCK Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, TTCK cũng đã chứng kiến nhiều phiên giảm điểm mạnh và xu hướng giảm vẫn kéo dài khi dịch bệnh lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn NĐT nước ngoài có nhiều phiên bán ròng trên thị trường, đồng thời có dấu hiệu rút ròng của vốn ngoại. Tuy nhiên, các dòng vốn nước ngoài rút khỏi các TTCK là hiện tượng chung ở nhiều thị trường trên thế giới.
Theo thông tin từ bà Tạ Thanh Bình – Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường UBCKNN, tính từ đầu năm 2020 đến ngày 25/02/2020, dòng vốn gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam ra ròng ở mức tương đương với 0,037% giá trị danh mục đầu tư của NĐT nước ngoài. “Do đó có thể thấy nước ngoài rút vốn không đáng kể ra khỏi thị trường” – bà Bình nói.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực hiện hữu của dịch Covid-19 đến TTCK, lãnh đạo UBCKNN cho rằng, cần có các giải pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế để giảm bớt thiệt hại thông qua chính sách tiền tệ, tài khóa. Cùng với đó, cần phải tăng cường tuyên truyền về các giải pháp và kết quả của chống dịch bệnh và chính sách hỗ trợ để tạo niềm tin cho NĐT.
Trong bối cảnh hiện nay, UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo các quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”.
Cùng với đó, UBCKNN và các đơn vị sẽ tăng cường theo dõi giám sát các diễn biến của thị trường để kịp thời đưa thông tin chính thống, minh bạch cho thị trường; trấn an tâm lý NĐT; xử lý nghiêm những hành vi thao túng, trục lợi do dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt để trục lợi.
Trong thách thức có cơ hội
Tại cuộc họp lần này, cùng với cơ quan quản lý nhà nước, nhiều đại diện các CTCK, công ty quản lý quỹ đều cho rằng, tác động của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng là không hề nhỏ, tuy nhiên không quá bi quan.
TTCK Việt Nam không thể đặt mình ra khỏi bối cảnh chung của thế giới, nên việc thị trường giảm điểm và khối ngoại bán ròng, rút ròng là khó tránh khỏi. Nhưng với thị trường Việt Nam chưa ở mức đáng lo ngại, NĐT và các tổ chức tài chính trung gian vững vàng hơn nhiều so với giai đoạn 2008, khi phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan tới vấn đề giảm phí, sớm áp dụng giao dịch trong ngày, nới rộng thời gian hiệu lực hợp đồng ký quỹ (margin), tăng cường giao dịch trực tuyến,…
Chia sẻ tại cuộc họp ở đầu cầu TP. Hồ Chí Minh, ông Bùi Thế Tân – Giám đốc Khối dịch vụ Chứng khoán khách hàng cá nhân, CTCK SSI (SSI) cho rằng, dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng, nhưng không quá lo ngại và cũng không được chủ quan. Vì vậy, “chúng ta cần có giải pháp phòng ngừa. FED cũng đã giảm lãi suất và nhiều nước khác cũng đã giảm, vì vậy Việt Nam cũng cần có động thái. Riêng ở SSI, chúng tôi đã có nhiều chính sách để hỗ trợ khách hàng như: giảm lãi suất cho vay ký quỹ (margin), phát triển thêm sản phẩm mới, chủ động cập nhật thông tin,…” – ông Bùi Thế Tân nói.
Ông Tân cũng đề xuất, cơ quan quản lý cần có thêm giải pháp để gia tăng thanh khoản cho thị trường như việc sớm nghiên cứu áp dụng cơ chế giao dịch trong ngày. Trước mắt, cơ quan quản lý có thể nghiên cứu để áp dụng margin cho một số cổ phiếu tốt, đủ tiêu chuẩn trên UPCoM để tăng thanh khoản và thu hút thêm dòng tiền của NĐT vào thị trường.
Tại đầu cầu Hà Nội, ông Trần Hải Hà – Tổng giám đốc CTCK MB (MBS) chia sẻ, ở một góc độ nào đó, Covid-19 tạo ra cơ hội cho thị trường và các công ty tái cơ cấu, làm mới mình; đồng thời cũng là cơ hội để thị trường thanh lọc. Ông Hà cho rằng, NĐT và các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ cho thị trường cần bình tĩnh trước đại dịch, bởi dịch bệnh rồi cũng sẽ được kiểm soát, trong khi thị trường Việt Nam có nền tảng vĩ mô rất tốt. Bên cạnh một số vấn đề liên quan tới phí, ông Hà đề xuất cần gia hạn thêm thời gian hợp đồng margin để tạo điều kiện giảm áp lực cho NĐT trong bối cảnh thị trường giảm và biến động lớn.
Ông Nguyễn Quang Bảo – Phó Tổng giám đốc CTCK Bản Việt (VCI), cũng cho hay NĐT nước ngoài đang bán ròng nhưng lo ngại không quá lớn. Việt Nam vẫn hấp dẫn dòng vốn nước ngoài, nhưng dòng tiền ngoại thường sẽ tìm đến các thị trường có lợi nhuận tốt nhất; do vậy, cơ quan quản lý cần có chính sách và quy trình rõ ràng hơn để NĐT ngoại dễ dàng đầu tư hơn vào các mã đang hết room trên thị trường.
Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) Vũ Đức Tiến cũng cho rằng: “Chúng tôi không quá bi quan vì dịch Covid-19, nhưng cũng không hề chủ quan. FED và nhiều nước đã có động thái hỗ trợ nền kinh tế và Việt Nam có thể cũng có giải pháp. Do vậy, cần có giải pháp để dòng vốn hỗ trợ đến được với doanh nghiệp và NĐT trên thị trường...”.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các quỹ đầu tư “tỷ đô” như Eastpring Investments, VinaCapital chia sẻ, hoạt động đầu tư, tái cơ cấu danh mục của quỹ vẫn diễn ra bình thường và không có ý định giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, các quỹ cần nhà quản lý cho phép thực thi các giải pháp kết nối với sở GDCK, với VSD, với khách hàng để xử lý mọi giao dịch qua nền tảng công nghệ, để đảm bảo sự vận hành bình thường của dòng tiền ngay cả trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, có thể dẫn đến việc phải cách ly để đảm bảo an toàn.
Sớm đề xuất nới thời gian margin và áp dụng margin UPCoM
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN, đã thay mặt cơ quan quản lý ghi nhận ý kiến của tất cả các thành viên, trong đó có những kiến nghị sẽ được xử lý trong quá trình xây dựng thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán. “Tuy nhiên, có những kiến nghị thuộc thẩm quyền của UBCKNN thì chúng tôi sẽ xem xét và xin ý kiến Bộ Tài chính để xử lý ngay để cùng thị trường vượt qua giai đoạn thách thức hiện nay” – ông Phạm Hồng Sơn khẳng định.
Theo đó, đối với đề xuất kéo dài thời gian hiệu lực của hợp đồng margin, lãnh đạo UBCKNN cho biết, ủy ban sẽ chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổng hợp và xem lại, nếu phù hợp sẽ tạo điều kiện để nới thời gian hợp đồng, tạo điều kiện cho các CTCK và giảm áp lực cho NĐT.
Đặc biệt, lãnh đạo UBCKNN cũng đã đề nghị Sở GDCK Hà Nội (HNX) sớm có báo cáo về việc áp dụng margin cho một số mã chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên sàn UPCoM, trong đó cần có luôn danh sách cụ thể.
“Nếu các cổ phiếu này đảm bảo được tiêu chuẩn như sàn niêm yết, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính và nếu được đồng thuận sẽ cho phép triển khai để thị trường có cơ hội gia tăng thanh khoản” – lãnh đạo UBCKNN nói.
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: DT. |
Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan tới ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ NĐT, doanh nghiệp giao dịch và tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến cũng đã được đưa ra. Vì vậy, lãnh đạo UBCKNN đề nghị các sở GDCK, VSD và các CTCK quan tâm hơn nữa vấn đề này. Riêng với dịch vụ đại hội cổ đông trực tuyến (e-voting), đại diện lãnh đạo VSD cho biết, dịch vụ này đã được VSD chuẩn bị nhiều năm qua, hiện cơ bản đã áp dụng được hiệu quả, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đây là hình thức nhiều nước đã áp dụng, tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, doanh nghiệp vẫn ít sử dụng hình thức tiên tiến này.
Ngoài ra, tại cuộc họp, lãnh đạo UBCKNN cũng đã đề nghị, VSD xem lại một số vấn đề liên quan tới phí trên thị trường phái sinh, nếu được thì nghiên cứu để giảm nhằm hỗ trợ thanh khoản và tâm lý NĐT.
Phó Chủ tịch Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh: “các tổ chức tài chính trung gian cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần củng cố tâm lý cho NĐT, hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng”./.
Duy Thái