当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh la liga 2】Cùng vào cuộc để bình ổn giá gas

cung vao cuoc de binh on gia gas

Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa

Giá gas liên tục tăng trong 2 tháng gần đây và nếu so sánh với mức giá cách đây 1 năm,ùngvàocuộcđểbìnhổngiábxh la liga 2 đã tăng 40,2%. Ông có thể cho biết nguyên nhân chính của việc tăng giá này?

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh gas thì giá gas thực hiện theo cơ chế giá thị trường do thương nhân kinh doanh quyết định, có sự quản lý của Nhà nước. Gas là sản phẩm có gốc dầu (thường là biến động cùng chiều với giá dầu) và chúng ta phải nhập khẩu trên 50%, giá gas nhập khẩu và giá gas được khai thác từ các mỏ ở trong nước đều hình thành trên cơ sở giá thị trường thế giới mà giá thế giới tháng 1 tăng hơn so với tháng 12-2011 trên 100 USD/tấn, tháng 2 so với tháng 1-2012 tăng 145 USD/tấn nên đã đẩy giá bán gas trong nước tăng theo.

Dư luận cho rằng, giá gas hiện nay đang bị đẩy lên còn do mức chi cho các đại lý bán lẻ hiện nay khá cao. Cục Quản lý giá có kiểm soát được những yếu tố này không, thưa ông?

Theo quy định hiện hành thì mặt hàng gas được áp dụng theo cơ chế giá thị trường, nhưng khi DN điều chỉnh giá thì có những DN phải đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước về giá ở Trung ương (Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính) và có những DN phải đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước về giá ở địa phương (Sở Tài chính). Đợt điều chỉnh giá vừa qua, các DN phải đăng ký giá tại Cục Quản lý giá đều gửi phương án đăng ký điều chỉnh giá về và Cục Quản lý giá đã thực hiện kiểm soát từng yếu tố hình thành giá.

Qua kiểm soát, Cục Quản lý giá xét thấy việc điều chỉnh giá vừa qua là phù hợp với xu thế biến động của giá thị trường thế giới. Bởi vì giá gas trong nước tăng trên 3.000 đồng/kg thì chủ yếu do giá thế giới tăng 145 USD/tấn (145 USD x 1,05 về thuế nhập khẩu x 21.000 đồng về tỷ giá VNĐ/USD), còn các yếu tố cấu thành giá khác như khấu hao bình, chi phí nhân công, chi phí kinh doanh... cơ bản không thay đổi so với tháng trước.

Sở Tài chính các tỉnh cũng kiểm soát việc đăng ký giá của DN theo hướng trên.

Là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, các DN kinh doanh gas có thực hiện nghiêm việc đăng ký giá với Cục Quản lý giá hay không và quy trình này có thực hiện theo sát với sự điều chỉnh của thị trường hay các DN điều chỉnh giá trước, giải trình sau, thưa ông?

Đăng ký giá của các DN kinh doanh gas phải đăng ký giá về Cục Quản lý giá trong năm qua về cơ bản đã bám sát các quy định về đăng ký giá theo quy định tại Thông tư số 122/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN gửi chậm (nhưng chậm lắm cũng chỉ sau khoảng 1 ngày so với ngày đề nghị thực hiện mức giá dự kiến điều chỉnh); có DN chỉ xây dựng biểu mẫu tính toán chi tiết các yếu tố cấu thành giá mà chưa kém phần giải trình. Những khiếm khuyết đó không lớn, không phổ biến và luôn được cơ quan quản lý nhắc nhở khắc phục kịp thời.

Thưa ông, Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra việc đăng ký, kê khai giá và thực hiện bán theo giá niêm yết của các công ty gas như thế nào để kịp thời chấn chỉnh tình trạng tăng giá tùy tiện và bảo đảm người tiêu dùng được mua gas đúng giá?

Bộ Tài chính theo thẩm quyền vừa trực tiếp kiểm soát việc đăng ký giá của DN, vừa trực tiếp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chấp hành pháp luật về thuế, giá, chống chuyển giá đối với các DN kinh doanh gas.

Đồng thời, Bộ Tài chính thường xuyên chỉ đạo các Sở Tài chính theo phân cấp, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở, của các cơ quan liên ngành tại địa phương thực hiện việc kiểm tra đăng ký giá, niêm yết giá, chấp hành pháp luật về giá và đã xử lý đối với những hành vi vi phạm như không thực hiện đăng ký giá, tính toán cơ cấu giá chưa đúng, không thực hiện niêm yết giá...

Cục Quản lý giá có đề xuất gì để bình ổn thị trường đối với mặt hàng thiết yếu này, góp phần chia sẻ "gánh nặng" cho người tiêu dùng?

Chúng tôi nghĩ rằng những giải pháp bình ổn giá hiện nay có nhiều từ điều hòa cung- cầu, tài chính- tiền tệ, thanh tra, kiểm tra... Vấn đề quan trọng là phải xóa bỏ quan điểm cho rằng việc bình ổn giá là trách nhiệm của Bộ Tài chính mà quên mất đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ và phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ngành, DN và địa phương... và phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nếu không như vậy thì việc bình ổn giá sẽ gặp khó khăn!

-Xin cảm ơn ông!

Trần Thắng(thực hiện)

分享到: