Tín dụng tiêu dùng giảm,áttriểnthịtrườngmuabánnợchuyênnghiệpđểxửlýnợxấutiêudù7m sports nợ xấu tăng do khách hàng "bùng nợ" Cơ chế đủ rộng nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm, nợ xấu ở mức cao Thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn của người tiêu dùng |
Hội thảo “Nâng cao tính lành mạnh và hiệu quả của cho vay tiêu dùng và quy định, thực tiễn thu hồi nợ". Ảnh: HD |
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy: đến cuối năm 2023, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 2/2024, dư nợ cho vay tiêu dùng của 15 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động vào khoảng 138.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội thảo “Nâng cao tính lành mạnh và hiệu quả của cho vay tiêu dùng và quy định, thực tiễn thu hồi nợ” ngày 16/4, TS.Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm (giảm 2,5% so với ngày 31/12/2023) trong khi tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối 2023 của tín dụng cho vay đời sống phục vụ tiêu dùng đạt 3,8% và đến tháng 2/2024 đã nhích lên hơn 4%.
Riêng nợ xấu tại các công ty tài chính dù giảm nhẹ từ mức 15% cuối năm 2023 đến nay chỉ còn khoảng 14,63% nhưng vẫn ở mức đáng báo động.
Vì thế, đại diện lãnh đạo VNBA nêu rõ, nhiều công ty tài chính lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao. Khả năng thu hồi nợ cũng khó khăn khi xuất hiện nhiều nhóm bùng nợ…
Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Darryl Dong, đại diện cấp cao của IFC Việt Nam cho hay, lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện đang trải qua giai đoạn rất khó khăn, do tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và nợ xấu cho vay doanh nghiệp lẫn cho vay tiêu dùng đều đang có chiều hướng gia tăng.
“Trong bối cảnh như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tiêu dùng là hết sức thiết yếu. Đồng thời cần xây dựng một khuôn khổ mạnh mẽ để giải quyết nợ xấu với cách tiếp cận thực tế theo nguyên tắc thị trường. Do vậy, việc phát triển các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, hình thành một thị trường mua bán nợ xấu năng động và hiệu quả đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu tiêu dùng”, ông Darryl Dong nêu rõ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Công ty Tài chính Mcredit cho rằng, hiện nay thị trường Việt Nam vẫn thiếu dịch vụ xử lý nợ thuê chuyên nghiệp, trong khi đây là lĩnh vực phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển. Vì thế, ông Ninh nhấn mạnh cần hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo phù hợp thực tiễn hoạt động thu hồi nợ tiêu dùng, trong đó cho phép và kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ xử lý nợ chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Tổng giám đốc Mcredit cho rằng cần cho phép các công ty tài chính tiêu dùng tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gia tăng chia sẻ dữ liệu… để qua đó các công ty tài chính nâng cao việc cấp tín dụng hoặc dịch vụ tài chính, giảm thiểu nợ xấu phát sinh.
Ở góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Tổng giám đốc TPBank kiến nghị, ngoài việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm người đi vay, cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân. Ví dụ nếu người vay bị đánh giá lẩn tránh, chây ỳ trả nợ tại một ngân hàng hay công ty tài chính sẽ không được cấp tín dụng tại các tổ chức khác, nhất là cấp thẻ tín dụng, vay mua ô tô…
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, các công ty tài chính tiêu dùng cũng như ngân hàng cần nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay, tránh gây mất an toàn hệ thốn, đồng thời cần tiến tới xử lý tốt nợ xấu cũng như tăng cường truyền thông hiệu quả về lợi ích của tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen” nhưng cần trả nợ đúng hạn.