(HG) - Theđấtlađượcchuyểnđổisangcytrồbxh bđ vno Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa khu vực ĐBSCL năm 2023 ước đạt 57.930ha, trong đó cây hàng năm là 43.610ha, cây ăn quả 8.580ha và nuôi trồng thủy sản 5.740ha.
Thời gian qua, do một số diện tích chuyển đổi nông dân trồng với nguồn giống có chất lượng cây chưa đạt yêu cầu; nông dân chưa nhuần nhuyễn với kỹ thuật canh tác cây ăn quả, thiếu kiến thức và phương tiện, trang thiết bị dẫn đến chất lượng không cao. Việc tổ chức sản xuất chưa theo quy hoạch và định hướng của địa phương, còn mang tính tự phát, phổ biến là hình thức thuê đất của nông dân trồng lúa để trồng cây cam. Sự liên kết giữa sản xuất và thu mua để tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo nên giá cả bấp bênh, chưa ổn định.
Nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân ở Hậu Giang chuyển đổi sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.
Để thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái, giống có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các mô hình trình diễn hiệu quả nhằm giúp các hộ dân học hỏi áp dụng. Kết nối và mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, cung ứng giống tốt và bao tiêu sản phẩm ổn định cho nông dân sản xuất...
H.T