游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:42:22
Việt Nam là một trong những nước có độ mở thương mại cao nhất thế giới | |
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại,ệmkhilàmviệcvớinhàphânphốiquốctếtỷ lệ cá cược phạt góc đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế | |
“Tham vọng” chiếm lĩnh thị trường quốc tế thông qua M&A |
Khách hàng nước ngoài tìm hiểu về các sản phẩm gia vị Việt tại triển lãm HCMC Foodex 2022. Ảnh: N.H |
Thế giới ngày càng quan tâm
Số liệu thống kê 9 tháng năm 2022 từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái như: Cà phê tăng 37,6%; cao su tăng 7,8%; gạo tăng 9,3%; hồ tiêu tăng 7,7%; sắn và sản phẩm sắn tăng 21%...
Ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, hàng Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều tại các siêu thị lớn thuộc các hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài. DN Việt Nam đã phát triển khá tốt phương thức xuất khẩu hàng hóa thông qua các siêu thị lớn đang đầu tư tại Việt Nam, thể hiện qua giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua hệ thống phân phối hiện đại đang hiện diện tại Việt Nam tăng dần qua các năm. Chủng loại mặt hàng của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, hàng hóa được trưng bày có sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã, với rất nhiều loại mặt hàng như nông sản, trái cây tươi (dừa, thanh long, chuối, vải…), hàng thực phẩm chế biến (mì, phở ăn liền, gia vị, đồ uống…), hàng may mặc, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ…
Theo ông Trần Phú Lữ, người tiêu dùng của nhiều quốc gia ngày càng quan tâm và đón nhận hàng Việt Nam, đặc biệt là các loại quả tươi như thanh long, xoài, chuối, vải, khoai lang, ớt chuông, củ dền... và thủy sản như cá tra đông lạnh, mực...
Bà Mai Thị Hồng, Điều phối viên Hiệp hội hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam cũng đánh giá, so với các năm trước đây, sản phẩm của các DN vừa và nhỏ Việt Nam đã có nhiều cải thiện về chất lượng và bao bì, tận dụng được nguyên liệu riêng của địa phương. “Đây là điều rất cần được khuyến khích. Chỉ cần đảm bảo được giá cả hợp lý, năng lực sản xuất và chất lượng ổn định, các DN có thể tin tưởng chắc chắn ở thành công” – bà Mai Thị Hồng khẳng định.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) nhận định, sau thời gian dài dịch bệnh, các DN đang phải đối mặt với sự suy thoái của kinh tế thế giới và những yếu tố bất định của kinh tế trong nước. Nhưng điểm tích cực là các DN Việt Nam luôn thay đổi không ngừng để có thể lấy lại những gì đã mất trước đó.
Ông Trần Phú Lữ cũng cho biết, hiện đại diện các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới đang có mặt ở Việt Nam như Walmart, Central Group, Aeon, Lotte, Decathlon… đang sẵn sàng hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu những sản phẩm gốc Việt vào hệ thống phân phối của họ với những tiêu chuẩn tuyển chọn hàng hóa khắt khe về chất lượng, số lượng, giá cả, phản ứng của người tiêu dùng… Đây sẽ là cơ hội cho các DN chuẩn hóa sản phẩm để tiến xa hơn vào các hệ thống phân phối lớn của thế giới.
Lưu ý khi làm việc với nhà phân phối quốc tế
Để đạt được hiệu quả khi làm việc với nhà phân phối quốc tế, bà Mai Thị Hồng lưu ý các DN về việc các thị trường nhập khẩu đều yêu cầu chứng chỉ chất lượng riêng. Do đó, DN cần cân nhắc xem năng lực của mình đến đâu. “Sau khi lấy được các chứng chỉ đồng nghĩa với việc phải kiện toàn sản xuất, bao bì, nhãn mác, minh bạch nguyên liệu thô. Khi đó giá thành có thể cạnh tranh được không, bán đi có được lợi nhuận dài hạn không?” – bà Hồng đặt câu hỏi với các DN.
Ngoài ra, bà Hồng cũng nhấn mạnh các DN luôn phải đặt mình vào địa vị người mua, xem người mua cần gì, mua thì được lợi gì, có gì khác so với các sản phẩm trên thị trường. Theo bà Hồng, khách hàng có thể mua hàng lần đầu vì sự bắt mắt, khơi gợi tò mò nhưng để có được sự bền vững dài lâu thì cần chất lượng, tính năng, tác dụng.
Là một DN có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu trái cây đi các thị trường khó tính, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vina T&T cho rằng, khi muốn xuất khẩu hàng hóa vào một thị trường thì yếu tố tiên quyết là phải hiểu và tuân thủ luật định của nước đó. Ví dụ như thị trường Mỹ yêu cầu có mã số vùng trồng do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp, mã số đơn vị đóng gói sản phẩm được Mỹ đánh giá. Trong khi đó, thị trường châu Âu yêu cầu các chứng nhận GlobalGAP, SMETA, ISO, HACCP… Ông Tùng cũng đặc biệt lưu ý về vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. “Có những chất ở Nhật Bản, Mỹ, Úc không cấm nhưng châu Âu lại cấm, nên các DN cần lưu ý” – ông Tùng nói.
Để đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng hóa, ông Tùng cho biết, trái cây tươi cần được thu hoạch, xử lý, vận chuyển từ trang trại tới nhà máy trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo chất lượng. Các khâu trong quy trình cũng cần phải khớp với các mốc thời gian. Về bảo quản, công nghệ bảo quản phải đạt tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo kiểm soát được các mối nguy trong vấn đề sơ chế, đóng gói, bảo quản, xuất khẩu. Vùng trồng phải kiểm soát các chất bảo vệ thực vật cấm và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; nhà máy đóng gói phải đạt chuẩn HACCP, ISO 9001, SMETA…
Ngoài các vấn đề về chất lượng, các DN cũng cần tìm hiểu về thị trường và đối tác nhập khẩu hàng hóa. “Nếu sản phẩm của mình chưa có thì cần tìm hiểu mức độ giá cả của các sản phẩm tương tự hoặc tính năng tương tự. DN có thể tìm hiểu thông tin qua các website bán hàng online ở nước ngoài, hoặc thông qua các tổ chức tư vấn…” – bà Hồng gợi ý.
Còn theo ông Tùng, các DN có thể tận dụng hệ thống tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để biết được hình thức hoạt động, kinh doanh của đối tác. “Những năm gần đây, các tham tán thương mại Việt Nam hoạt động rất hiệu quả, nhờ đó, Vina T&T đã nhận được nhiều hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu tại các thị trường” – ông Tùng chia sẻ.
Ông Tùng cũng chia sẻ bí quyết để đạt được giá bán tốt nhất trên thị trường. Theo đó, Vina T&T đã cắt giảm các khâu trung gian và xây dựng một quy trình xuất khẩu được giám sát nghiêm ngặt từ vùng trồng đến người tiêu dùng. Ví dụ, quy hoạch các vùng trồng tập trung với hợp tác xã, nông hộ với diện tích từ 10-20 ha trở lên. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống nhà xưởng, dây chuyền, máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại. Các kho được bố trí tại các điểm “rốn”, các điểm tập kết hoặc cảng biển để thuận tiện cho việc thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接