【kết quả hull city】Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Chưa phát hiện lợi ích nhóm trong triển khai thu phí không dừng
Tấn công thành trì lợi ích nhóm Cả nước có 2,ộtrưởngNguyễnVănThểChưapháthiệnlợiíchnhómtrongtriểnkhaithuphíkhôngdừkết quả hull city7 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng Ngành Giao thông: Gỡ khó đưa 361 km cao tốc Bắc - Nam về đích năm 2022 |
Việc chậm trễ trong triển khai thu phí không dừng là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, trong sáng 9/6.
Xả trạm thất thu ngân sách ai chịu trách nhiệm?
Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) đặt câu hỏi, việc triển khai thu phí không dừng được thực hiện từ năm 2015 và phải thực hiện thống nhất trên cả nước từ năm 2019, nhưng đến nay việc này chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đã triển khai ứng dụng công nghệ này từ năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp nhiều vướng mắc, do thói quen của người dân, vận hành gặp sơ suất kỹ thuật.
Năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết giao Chính phủ đến năm 2019 phải triển khai xong việc này. Tuy nhiên, với số lượng làn đường lớn, Bộ Giao thông vận tải đã không đáp ứng được theo đúng tiến độ nghị quyết đề ra. Đến năm 2019, các dự án BOT đều có ít nhất 2 làn thu phí không dừng. Tuy nhiên, vì vấn đề tái cơ cấu của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nên chậm tiến độ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, đến ngày 30/6 tới, toàn bộ các trạm BOT trừ trạm của VEC phải lắp đầy đủ trạm thu phí không dừng ở các làn. Với VEC thì đến cuối tháng 7 hoàn thành tiến độ lắp các trạm thu phí đầy đủ ở tất cả các làn đường. Đến nay, tiến độ cơ bản được đảm bảo. "Chính phủ lần này rất cương quyết. Nếu cuối tháng 6 các trạm chưa hoàn thành thì dừng thu phí, khi làm xong mới được thu" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể |
Tranh luận với Bộ trưởng về nội dung này, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng việc lắp đặt thu phí không dừng thời gian qua còn làm nửa vời, thiếu kiên quyết, chưa có hạn chót. Theo đại biểu, việc thu phí không dừng trên các tuyến đường BOT phải minh bạch hoạt động thu tiền, tài chính. "Cử tri cho rằng chậm triển khai thu phí không dừng là do có gian lận, lợi ích nhóm. Thực sự có thật hay không?" - đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Quan tâm chủ đề này, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) cho rằng, một trong những vướng mắc là khi triển khai các dự án BOT, chúng ta đã xây dựng phương án tài chính thì nhiều dự án không đạt được phương án tài chính theo yêu cầu. Hiện nay lại phát sinh thêm nội dung về các trạm thu phí không dừng nên đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ đã điều chỉnh lại những phương án tài chính cho doanh nghiệp chưa để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư cũng như bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam?
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư của VEC, thời gian qua xảy ra câu chuyện thực hiện tái cơ cấu không đạt yêu cầu. Việc này có liên quan đến xác định phương án tài chính. Các dự án đầu tư của VEC hiện nay không có phương án tài chính liên quan đến trạm thu phí không dừng nên không triển khai được. Tuy nhiên, Bộ trưởng yêu cầu đến ngày 30/6/2022 mà không hoàn thành việc thu phí không dừng thì sẽ xả trạm. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết căn cứ pháp lý nào để thực hiện việc xả trạm này khi không điều chỉnh các phương án tài chính cho các nhà đầu tư.
“Thực tế, nguồn thu phí không dừng này là nguồn ngân sách nhà nước để hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. Nếu thực hiện thực hiện xả trạm thế này mất tiền ngân sách nhà nước thì ai sẽ chịu trách nhiệm?” - đại biểu Phú Hà nêu câu hỏi.
Bao giờ gỡ trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài?
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cũng đặt câu hỏi về việc Bộ trưởng đã khẳng định các trạm BOT khi đã hoàn vốn thì sẽ dừng thu phí, song đến nay trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài, một trạm thu phí gây nhiều bức xúc cho người dân vì đặt không đúng, vẫn hoạt động bình thường, “bao giờ trạm thu phí bất cập này sẽ chính thức được dỡ bỏ?”
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu |
Tiếp tục trả lời đại biểu, lý giải vì sao trước đây xác định thời điểm hoàn thành thu phí tự động vào năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, theo đề án của Chính phủ đã giao, mỗi một trạm BOT ít nhất là 2 làn xe, thu phí tự động. Nếu dán thẻ không được nhiều thì việc đi trên các làn đường này cũng khó khăn. Thực hiện dán thẻ từ năm 2016 đến nay mới 3,2 triệu ô tô. Theo đề án của Chính phủ, tất cả các trạm đều có 2 làn xe là thu phí không dừng.
Lý giải quy định thời hạn đến 31/7/2022 không hoàn thành việc thu phí tự động thì phải xả trạm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, đây là dựa trên cam kết của các đơn vị với Chính phủ. Đến thời điểm đó, trạm nào thực hiện xong thì tiến hành thu phí, trạm nào không xong thì phải xả trạm.
Trả lời câu hỏi có lợi ích nhóm hay không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẳng định, đây là dự án liên quan tới người dân, rất nhạy cảm và các cơ quan chức năng, kể cả Bộ Công an cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay, chưa phát hiện lợi ích nhóm giữa các cơ quan nhà nước cấu kết với các nhà đầu tư. Bởi vì các nhà đầu tư hầu như độc lập toàn bộ, còn nếu có vấn đề gì thì cá nhân nào có vi phạm đều sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chúng ta có bộ máy để kiểm tra, giám sát việc này, Bộ trưởng cho hay.
Về tái cơ cấu Tổng công ty đường cao tốc (VEC), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, vốn điều lệ của VEC chỉ có 1.000 tỷ đồng, nhưng vay hơn 120.000 ngàn tỷ. Do đó khi tái cơ cấu thì không thể vay tiếp, dẫn đến nhiều dự án liên quan đến VEC đều dừng không hoạt động được, kể cả dự án Bến Lức - Long Thành. Trong kỳ họp này, Quốc hội đã cho cơ chế liên quan cấp phát vốn vay của nước ngoài về cho VEC. Từ đó, VEC sẽ có thêm nguồn vốn và có thể huy động vốn hoặc vay ngân hàng.
Đối với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Bộ trưởng cho biết, trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài là dự án có nhiều bức xúc ở Hà Nội. Bộ đã có phương án kết thúc BOT này. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết khi trả lời đại biểu Hiếu trước đấy là thời điểm doanh thu BOT đang tốt. Nhưng sau đó do Covid-19 nên doanh thu sụt giảm. Các trạm BOT trước đây ký hợp đồng có điều chỉnh. Nghĩa là khi doanh thu tăng thì nhiều dự án giảm 3 - 5 năm, còn những dự án khó khăn thì phải kéo dài thời gian để đảm bảo hài hòa.
Khẳng định cơ quan nhà nước không có quyền lợi gì trong này nhưng phải giám sát để làm sao người dân thực hiện nghiêm và cũng giám sát nhà đầu tư thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ rà soát, kiểm tra, nếu các hợp đồng đủ điều kiện dừng thì dừng ngay, không để lại trạm nữa.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Drastic measures should be taken to stop COVID
- ·US National Security Advisor Robert O’Brien to visit Việt Nam over the weekend
- ·Engineers, technicians contribute to ASEAN's development
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Countries should not lose sight of sustainable development goals: PM Phúc to UN COVID
- ·Vietnamese, Cambodian PMs talk on strengthening relations
- ·US National Security Advisor Robert O’Brien to visit Việt Nam over the weekend
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Former transport minister sentenced to 10 years in prison over expressway fraud
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Vietnamese defence, public security ministers host US National Security Advisor
- ·Senior ASEAN defence officials highlight importance of multilateral co
- ·EU a top partner of Việt Nam in many fields: PM
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Vietnamese, Cambodian PMs talk on strengthening relations
- ·Expert, official praise Việt Nam's performance as ASEAN Chair
- ·Commission reviews military, defence task performance in 2020
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Vietnamese, Dutch PMs hold phone talks