Việt Nam là điểm sáng đầu tư M&A
Với khoảng 26 triệu USD thu về sau khi IPO trên sàn Nasdaq (Mỹ) hôm 9/11,ínhgìởthịtrườngViệbang xep hang bong duc Society Pass (Sopa), doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), kết nối người tiêu dùng với nhà cung cấp ở lĩnh vực thực phẩm, ẩm thực và các sản phẩm, dịch vụ phong cách sống đã hé lộ những kế hoạch tiến sâu hơn vào thị trường khu vực, trong đó có Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên ICTnews, ông Ray Liang, Giám đốc vận hành của Society Pass đánh giá, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đang là khu vực có hệ sinh thái startup trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và TMĐT hoạt động sôi nổi nhất hiện nay, đồng thời mang nhiều cơ hội bởi hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) vô cùng nhộn nhịp.
Sopa công bố sở hữu sàn TMĐT Leflair sau thương vụ M&A. |
Ông Ray Liang dẫn lại phân tích từ công ty luật White & Case (Mỹ) cho thấy, hoạt động M&A tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng kỷ lục trong năm nay sau khi ghi nhận kết quả tích cực vào năm 2020.
Hồi tháng 6, Sopa công bố quyền sở hữu sàn TMĐT Leflair. Giám đốc vận hành Sopa cho rằng, Leflair có thể được coi là ví dụ điển hình của một startup trong lĩnh vực công nghệ và TMĐT, đồng thời đây cũng là thương vụ M&A được vận hành tốt nhất của Sopa từ trước đến nay. “Nhìn từ góc độ kinh doanh của Leflair, Việt Nam hẳn là thị trường đầu tư điểm sáng, rất đáng lưu tâm”, ông Ray Liang nói.
Tuy nhiên, ông Ray Liang nhận định rằng, khó khăn lớn nhất của Sopa khi đưa Leflair vận hành trở lại chính là việc làm thế nào để nhanh chóng đưa mọi thứ vào quỹ đạo và đảm bảo thực hiện tốt vai trò là một sàn giao dịch TMĐT từng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực thời trang.
"Rót" vốn vào các startup Việt
Theo ông Ray Liang, cùng với hệ sinh thái của công ty, sau khi niêm yết tại Mỹ, Sopa có thêm cơ hội từ nguồn vốn tạo lập mới, tiếp tục chủ động tạo ra những điểm kết nối tương trợ, tận dụng nguồn tài nguyên chung và kinh nghiệm từ đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm để giúp các công ty này mở rộng nhanh hơn và cải thiện chất lượng dịch vụ, hoàn thiện để phát triển chung cùng hệ sinh thái.
Ông Ray Liang, Giám đốc vận hành của Society Pass |
Lãnh đạo Sopa khẳng định, đặc biệt tập trung vào nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực và thế giới như Việt Nam, Philipines, Indonesia cùng các thị trường mới khác như Ấn Độ và Bangladesh. "Trong chiến lược chung này, Sopa sẽ tiếp tục rót vốn vào nền tảng mua sắm hàng hiệu giá tốt Leflair nhằm mở rộng chiến lược đầu tư kinh doanh ra các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2022”.
Dự kiến phần lớn số vốn huy động được từ IPO được dùng để đẩy nhanh quá trình mở rộng nền tảng thông qua việc mua lại các công ty thương mại điện tử và ứng dụng trong khu vực, tập trung đầu tư vào các startup mới được Sopa mua lại.
"Đội ngũ lãnh đạo của Sopa đã nói chuyện với khá nhiều công ty ở 3 thị trường mục tiêu là Việt Nam, Phillipines và Indonesia. Sopa cũng đặc biệt ưu tiên đàm phán và kêu gọi các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là những startup tại Việt Nam”, ông Ray Liang nói với phóng viên ICTnews.
Lãnh đạo Sopa cho biết sẽ cân nhắc các khoản đầu tư tuỳ vào số lượng công ty được Sopa có kế hoạch mua lại và rót vốn thêm tuỳ theo giai đoạn tăng trưởng của các công ty đó trong từng thị trường tương ứng. Nhưng hoạt động M&A cũng được tập trung vào bốn lĩnh vực trụ cột chính là thời trang, làm đẹp, ẩm thực và du lịch.
Duy Vũ
Hậu phá sản, bị tố lừa đảo, Leflair quay lại Việt Nam sau khi về tay chủ mới
Sàn thương mại điện tử Leflair vừa thông báo sẽ quay trở lại hoạt động tại Việt Nam với một nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, "ông chủ" mới của Leflair sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý với khoản nợ với hàng trăm nhà cung cấp.