【bảng xếp fifa】Những sự kiện trong nước đáng nhớ trong ngày 30/4

时间:2025-01-09 12:51:06来源:Empire777 作者:Cúp C1

dinh doc lap

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Ngày 30/4/1949,ữngsựkiệntrongnướcđángnhớtrongngàbảng xếp fifa nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng đồng bào và chiến sỹ.

Sau khi phân tích ý nghĩa ngày 1/5 ở Việt Nam, Người nêu những nhiệm vụ chính của mọi tầng lớp nhân dân (binh, sỹ, nông, công, thương) trong giai đoạn mới: Giai đoạn đẩy mạnh cầm cự, tích cực chuẩn bị tổng phản công.

Ngày 30/4/1952, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam ở Liên Xô.

Ngày 30/4/1960, Hội đồng Chính phủ họp bàn về cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương cho công nhân viên chức; tách Bộ Nông lâm thành Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản.

Ngày 30/4/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Đại hội liên hoan phụ nữ "Năm tốt."

Bác nói rõ, nhờ thực hiện nam nữ bình đẳng, phụ nữ Việt Nam tham gia ngày càng đông và đóng góp ngày càng nhiều vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Điều đó khẳng định: Dưới chế độ ta, phụ nữ đã thực sự làm chủ nước nhà. Bác ca ngợi cuộc đấu tranh của đồng bào và phụ nữ miền Nam; khen ngợi phong trào thi đua "mỗi người làm việc bằng hai" của đồng bào và phụ nữ miền Bắc.

Về phong trào thi đua "Năm tốt" của phụ nữ, Người nhấn mạnh tới diểm thứ nhất là "đoàn kết, sản xuất và tiết kiệm" và điểm thứ năm là "xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái tốt."

Người căn dặn phụ nữ phải hiểu gia đình theo nghĩa rộng là tập thể, xã hội, là gia đình công nông quốc tế. Người nói: "Lọ là thân thích ruột rà/Công nông thế giới đều là anh em."

Bác còn nêu năm yêu cầu để đảng bộ, chính quyền các cấp và chị em phụ nữ xây dựng phong trào thi đua "Năm tốt" phát triển tốt hơn.

Ngày 30/4/1974, khánh thành cầu Kiến An-Hải Phòng nối liền Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10.

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân đội Việt Nam mở đợt tiến công cuối cùng, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất nhưng cũng vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam.

Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, từ một nước nghèo và lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, Việt Nam đã vượt lên, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội.

Những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi đất nước thống nhất đã tạo cơ sở và tiền đề quan trọng, quý báu để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong giai đoạn mới.

Ngày 30/4/1993, ra mắt Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ.

Ngày 30/4/2000, chính thức khởi công xây dựng Trung tâm thương mại Tràng Tiền (Bách hóa Tổng hợp cũ) Hà Nội. Chủ đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tràng Tiền-liên doanh giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty thương mại Hà Nội.

Trung tâm thương mại Tràng Tiền được xây mới cao 6 tầng và 1 tầng âm, có diện tích sàn sử dụng 18.000m2, với tổng vốn đầu tư 145 tỷ đồng; bốn tầng dưới là khu buôn bán siêu thị, trong đó có ba gian dành để hội thảo các vấn đề thương mại; tầng 5 và 6 là các văn phòng giao dịch thương mại… Công trình được chính thức đưa vào hoạt động ngày 3/2/2002.

Ngày 30/4/2001, Chùa Phật Tổ ở phường 4, thành phố Cà Mau được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là công trình kiến trúc-nghệ thuật.

Chùa được xây dựng vào năm 1840. Đến năm 1842, Triều Nguyễn đã xuống chiếu sắc phong chùa Phật Tổ là “Sắc tứ Quan Âm cổ tự.”

Ngày 30/4/2002, khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu; được xây dựng trên Quốc lộ 60, cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Đây là cầu dây văng đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng. Cầu có tổng chiều dài 8.331m, trong đó phần cầu chính dài 2.878m.

Đây là dự án được đầu tư theo phương thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), có vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. Cầu được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 19/1/2009.

Cầu Rạch Miễu được xây dựng giúp tỉnh Bến Tre không còn là tỉnh cù lao, giao thông cách trở, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngày 30/4/2004, khánh thành Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn 1.

Công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm trên đồi D1 ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại, biểu tượng tinh thần quyết chiến quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Khởi công đúc từ ngày 10/10/2003 và khánh thánh ngày 30/4/2004, tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ có chiều cao 12,6m, dài 10m và rộng 8m, được đúc bằng đồng nguyên chất nặng 220 tấn, mô phỏng hình ảnh ba anh bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé người Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng.

Năm 2009, tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn 2 được khánh thành với nhiều hạng mục quan trọng như: Bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á; Quảng trường trung tâm; đường hành lễ...

Ngày 30/4/2005, tại Hà Nội, khởi công xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở, với tổng vốn đầu tư 1.139,6 tỷ đồng.

Các hạng mục chính được xây dựng gồm có: 1 cầu vượt dài 237m, rộng 17m; hầm cho người đi bộ và các hạng mục mở rộng nút giao thông.

Việc đưa vào vận hành nút giao thông Ngã Tư Sở góp phần giảm ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô. Công trình cũng được đánh giá là hiện đại nhất của thủ đô tính đến thời điểm này. Ngày 19/5/2007, công trình chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ngày 30/4/2006, hợp long cầu Bãi Cháy ở tỉnh Quảng Ninh.

Cầu Bãi Cháy bắc qua eo biển Cửa Lục, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã chính thức hợp long sau gần ba năm khởi công xây dựng.

Cây cầu có tổng vốn đầu tư là 2.142 tỷ đồng, là cây cầu dây văng bêtông dự ứng lực một mặt phẳng đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, có chiều dài 903m, rộng 25,3m (bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ), tĩnh không thông thuyền 50m.

Ngày 2/12/2006, Cầu Bãi Cháy được khánh thành và đưa vào sử dụng, góp phần đảm bảo giao thông thuận tiện, thông thương hàng hóa; đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, vùng tam giác kinh tế phía Bắc nói chung.

Ngày 30/4/2007, khởi công xây dựng Cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang, tại xã Đồng Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Cụm công nghiệp tàu thủy, xây dựng trên diện tích 290 ha với vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng. Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang có tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2010.

Ngày 30/4/2008, tại xã Diên Phú, TP Plâyku, tỉnh Gia Lai, khởi công xây dựng trường phổ thông đa cấp trên khuôn viên 11, ha với tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng.

Trường có quy mô và năng lực đào tạo cùng lúc 4.000 học sinh thuộc ba cấp học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; nội trú và bán trú); nhà thi đấu đa năng, sân vận động, khu vui chơi, bể bơi...

Ngày 30/4/2010, Công ty cổ phần Vincom đã khai trương Trung tâm thương mại cao cấp Vincom Center Shopping Mall - một trung tâm mua sắm có diện tích lớn nhất Việt Nam hiện nay với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới.

Vincom Center Shopping Mall có ba mặt phố là Đồng Khởi-Lê Thánh Tôn-Lý Tự Trọng ở quận 1, có 26 tầng và 6 tầng hầm. Riêng khu thương mại có tổng diện tích 57.704m2, hiện được đánh giá là trung tâm thương mại sang trọng với các dịch vụ tiện ích trọn gói: các cửa hàng, cửa hiệu thời trang, siêu thị, ẩm thực, các dịch vụ vui chơi giải trí...

Khu văn phòng quốc tế hạng A có tổng diện tích 80.000m2, được đầu tư và tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho văn phòng hạng sang, là trụ sở lý tưởng cho các tổ chức quốc tế và tập đoàn lớn của Việt Nam và quốc tế hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/4/2011, tại Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu thuộc khu 3, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng Hồ bơi lọc nước biển nhân tạo lớn nhất châu Á.

Công trình tạo nên điểm nhấn hiện đại, độc đáo hiếm có cho quần thể du lịch "sơn thuỷ hữu tình" Đồ Sơn.

Hồ bơi có diện tích gần 7ha do Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu quản lý và khai thác. Đây là hồ bơi lọc nước biển và tạo sóng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam với độ sâu 2,5m.

Nguồn nước trong hồ được lấy từ nguồn nước biển sẵn có của Đồ Sơn, sau đó đưa qua hệ thống lọc xử lý cặn bẩn theo công nghệ Tây Ban Nha, trở thành màu nước trong xanh giữ nguyên độ mặn, tạo sóng suốt bốn mùa.

Bên cạnh hồ bơi lớn là hồ bơi nhỏ dành cho trẻ em với độ sâu an toàn, ở giữa hồ lắp hệ thống cầu trượt cho các cháu thoả sức vui đùa.

Ngày 30/4/2012, nhân kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, một địa danh nổi tiếng, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ hội thống nhất non sông với nghi lễ Thượng cờ tại kỳ đài Hiền Lương.

Đúng 8 giờ sáng 30/4, Lễ Thượng cờ được tổ chức trọng thể tại kỳ đài lịch sử bên bờ Hiền Lương. Trên nền nhạc Quốc ca hùng tráng, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, địa phương trong cả nước cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Quảng Trị đã trang nghiêm làm lễ thượng cờ, chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên trên đỉnh kỳ đài Hiền Lương lịch sử.

Trong suốt chiều dài của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, lá cờ trên đỉnh cột cờ Hiền Lương là niềm kiêu hãnh, là niềm tin, ý chí, khát vọng và là sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là mốc son rực rỡ của lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 30/4/2012, tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tịnh Biên là đô thị loại IV và chính thức khánh thành khu hành chính huyện Tịnh Biên được di dời từ thị trấn Nhà Bàng về thị trấn Tịnh Biên.

Thị trấn Tịnh Biên những năm gần đây đã trở thành đô thị thương mại, dịch vụ không chỉ của huyện, tỉnh mà còn là điểm kinh doanh, trung chuyển, giao lưu hàng hóa và xuất khẩu sản phẩm của các tỉnh phía Nam sang Vương quốc Campuchia.

Bên cạnh đó còn có tuyến Tỉnh lộ 55A nối với Quốc lộ N1 cặp tuyến kênh Vĩnh Tế đến thị xã Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang tạo thành đường vòng du lịch khép kín thuận lợi cho phát triển du lịch tại địa phương, từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh đến Long Xuyên (khu du lịch nghỉ dưỡng cù lao Mỹ Hòa Hưng)- Châu Đốc (Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam)-Tịnh Biên (Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, Khu siêu thị miễn thuế)-Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).

Ngày 30/4/2013, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Lễ ký kết Hiệp định tài trợ Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng giữa Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) trước sự chứng kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các đối tác nước ngoài.

Đại diện được ủy quyền phía Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cùng bà Victoria Kwakwa Giám đốc WB tại Việt Nam đã ký Hiệp định tài trợ Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

Với tổng mức đầu tư 272,1 triệu USD; trong đó vốn do WB tài trợ là trên 202 triệu USD, Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng gồm năm hợp phần chính.

Đó là cải thiện tình hình thoát nước mưa, thu gom xử lý nước thải; phát triển hệ thống xe buýt nhanh trên địa bàn; nâng cao khả năng kết nối hệ thống đường chính nội đô với đường tránh Bắc Nam và mạng lưới đường cao tốc quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực quản lý cơ sở hạ tầng đô thị; các hoạt động được chuyển giao từ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.

Ngày 30/4/2014, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ Thống nhất non sông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Ngày 30/4/2014, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thông xe kỹ thuật cầu Lê Văn Sỹ. Đây là cây cầu nằm trong dự án xây dựng bốn cầu gồm cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa-Lò Gốm.

Cầu Lê Văn Sỹ được xây dựng lần đầu vào năm 1950, sau đó được sữa chữa, nâng cấp lần thứ nhất vào năm 1994. Tổng chiều dài của cầu gần 60m, rộng 18,5m, kết nối đường Trần Quốc Thảo với đường Lê Văn Sỹ ở quận 3, tạo thông suốt tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa chạy dọc hai bờ kênh. Thời gian thi công từ tháng 11/2013, hoàn thành tiến độ trước hai tháng.

Ngày 30/4/2015, Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã khánh thành Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy.

Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy bao gồm tòa nhà 12 tầng nổi, hai tầng hầm gồm các khoa khám chữa bệnh, phẫu thuật gây mê hồi sức, hóa trị-xạ trị, ghép tế bào gốc, chẩn đoán hình ảnh… với quy mô 250 giường nội trú được xây dựng trong khuôn viên Bệnh viện Chợ Rẫy với tổng vốn đầu tư 428 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Trung tâm thực hiện nguyên tắc điều trị ung thư đa mô thức kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật và các phương pháp tiên tiến khác nhằm đạt ba mục tiêu về chất lượng điều trị, hiệu quả chữa bệnh và hiệu quả kinh tế.

Ngoài hoạt động khám và điều trị, Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy sẽ hướng đến việc thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và đào tạo về ung thư cho các tỉnh ở phía Nam cũng như hướng dẫn thực hành lâm sàng, thống nhất quy trình tiêu chuẩn trong điều trị trị, trong tiêu chuẩn đáp ứng bệnh…

Ngày 30/4/2016, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã khai trương tuyến xe buýt Ga Hà Nội-sân bay Nội Bài có số hiệu 86, với giá vé 30.000 đồng/lượt. Đây là tuyến buýt không trợ giá với chiều dài lộ trình quãng đường 33km, tám điểm dừng đỗ.

Lộ trình tuyến từ ga Hà Nội-Bờ Hồ-sân bay Nội Bài chiều đi từ Ga Hà Nội-Trần Hưng Đạo-Dã Tượng-Lý Thường Kiệt-Hàng Bài-Bờ Hồ-Trần Nguyên Hãn-Trần Quang Khải-điểm trung chuyển Long Biên-Yên Phụ (đường giữa dành riêng cho xe buýt)-Nghi Tàm-Âu Cơ-cầu Nhật Tân-Võ Nguyên Giáp-nhà ga nội địa T1 (sảnh tầng 2 ga đi)-Võ Nguyên Giáp-nhà ga quốc tế T2 (sảnh tầng 2 ga đi)-vị trí đỗ xe buýt nhà ga sân bay Nội Bài.

Chiều về tại vị trí đỗ xe buýt nhà ga sân bay Nội Bài-nhà ga quốc tế T2 (sảnh tầng 1 ga đến)-cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp-Võ Nguyên Giáp-nhà ga nội địa T1 (sảnh tầng 1 ga đến)-Võ Nguyên Giáp-cầu Nhật Tân-Âu Cơ-Nghi Tàm-Yên Phụ (đường giữa dành riêng cho xe buýt)-điểm trung chuyển Long Biên-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải-Tràng Tiền-Lê Thánh Tông-Hai Bà Trưng-Ngô Quyền-Lý Thường Kiệt-Lê Duẩn-Ga Hà Nội.

Thời gian mở bến tại Ga Hà Nội là 5 giờ 5 phút, đóng bên vào 21 giờ 40 phút. Tại sân bay Nội Bài mở bến lúc 6 giờ 18 phút và đóng bến vào 22 giờ 58 phút.

Thời gian chạy xe trên tuyến khoảng 50-55 phút/lượt; xe dự kiến chạy từ 80-94 lượt/ngày. Tổng công ty Vận tải Hà Nội cũng xây dựng lượt xe 80/ngày với tần suất dịch vụ 25-30 phút/lượt. Ngay khi vừa khai trương tuyến buýt đã thu hút được nhiều hành khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài.

Ngày 30/4/2017, cầu An Hảo bắc qua sông Đồng Nai nối ba tuyến quốc lộ huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã chính thức thông xe.

Cầu An Hảo dài 2km; trong đó, phần cầu chính 500m, rộng 23m với 6 làn xe, phần còn lại là đường dẫn từ cầu An Hảo đến cầu Bửu Hòa.

Cầu có kết cấu với phần chính gồm một nhịp liên tục dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cần bằng; phần cầu dẫn gồm bảy nhịp dầm giản đơn Super T. Phía dưới gồm hai mố và chín trụ được đúc bằng bêtông cốt thép đổ tại chỗ.

Cầu An Hảo thuộc dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới và hai tuyến đường đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh thành phố Biên Hòa. Công trình xây dựng theo hình thức BOT (đầu tư-kinh doanh-chuyển giao) do Tổng Công ty xây dựng số 1 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư./.

Theo TTXVN

相关内容
推荐内容