Mặt khác,ứngkhoántuầnThươngchiếnhạnhiệtthịtrườngcócơhộxem kết quả trận thị trường đang đứng trước thời điểm then chốt về thông tin. Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Trung những ngày cuối tuần qua mới là điều thị trường trông đợi. Toàn bộ các phiên giao dịch trước đó chỉ mang tính cầm chừng chờ đợi, không chỉ tại thị trường Việt Nam mà ở tất cả các thị trường chứng khoán khác.
Cuối cùng thì thị trường cũng có thông tin mang tính trấn an: Cuộc gặp Mỹ - Trung dường như có kết quả nếu nhìn từ góc độ hạ nhiệt căng thẳng: Mỹ sẽ không tiếp tục áp thuế 25% lên hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho phép Huawei tiếp tục nhập khẩu hàng công nghệ cao từ đối tác Mỹ, chừng nào chưa làm tổn hại tới an ninh quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên nếu trông đợi một thỏa thuận thật sự để kết thúc cuộc chiến thương mại hiện tại thì sẽ là thất vọng. Các phân tích của những chiến lược gia từ các định chế tài chính hàng đầu thế giới cũng không chờ đợi điều này. Kịch bản khả dĩ và được cho là có xác suất cao nhất chính là những gì đang diễn ra: Hai bên dừng leo thang căng thẳng và tiếp tục đàm phán.
Vì vậy, cuộc gặp gỡ lần này cũng không khác lắm cuộc gặp gỡ hồi cuối năm 2018: Các lãnh đạo hàng đầu của mỗi bên thống nhất một số vấn đề mang tính nguyên tắc, còn lại là đàm phán kéo dài. Các thị trường chứng khoán sẽ phản ứng thế nào vẫn còn là ẩn số.
Thật sự việc dự đoán đúng kịch bản sẽ khó khiến thị trường bùng nổ tăng. Có chăng chứng khoán Mỹ sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của các cổ phiếu công ty công nghệ, những công ty vốn đang làm ăn với Huawei đã bị tạm dừng lại trong vài tháng qua. Tuy vậy, ngay cả việc không có thêm diễn biến xấu hơn cũng có thể xem là một cơ hội tốt cho thị trường chứng khoán.
Nếu nhìn vào diễn biến của thị trường chứng khoán thời điểm Mỹ - Trung bắt đầu đàm phán đầu năm 2019, tình hình dường như sẽ là tích cực. Các thị trường tăng trưởng với kỳ vọng hai bên sẽ kết thúc chiến tranh lạnh về thương mại. Tuy nhiên khi đàm phán đổ vỡ, các thị trường lao dốc trong tháng 5. Đối với Việt Nam xu hướng lại “chóng tàn” hơn khi đạt đỉnh ngay trong tháng 3 và giảm liên tục tới hết tháng 6.
Liệu lần này thị trường chứng khoán Việt Nam có khác? Câu trả lời nằm ở yếu tố quyết định: Dòng tiền. Diễn biến tăng mạnh mẽ nhất năm 2019 xuất hiện trong tháng 2. Mức giao dịch khớp lệnh trung bình mỗi ngày là 4.083 tỷ đồng, tổng giao dịch (bao gồm cả thỏa thuận) khoảng 5.088 tỷ đồng. Trong tháng 6, mức giao dịch khớp lệnh trung bình chỉ là 2.781 tỷ đồng, tổng giao dịch 4.146 tỷ đồng.
Lượng tiền vào thị trường đã suy giảm tới gần một phần ba (32%) qua giao dịch khớp lệnh lý giải vì sao thị trường không có bất kỳ cơ hội nào tăng trưởng được (chỉ giao dịch khớp lệnh mới ảnh hưởng tới giá). Thị trường chỉ có duy nhất một nhịp tăng hơn 4% (theo chỉ số VN-Index) trong 8 phiên đầu tháng 5.
Vì sao thị trường suy giảm thanh khoản nhiều như vậy vẫn là ẩn số. Điều duy nhất có thể lý giải là nhà đầu tư không muốn tham gia thị trường ở mức độ như trước vì đánh giá thị trường quá rủi ro hoặc thua lỗ quá nhiều. Tuy nhiên trong một khoảng thời gian ngắn hạn, tổng lượng tiền trên thị trường là một con số tương đối cố định, lỗ của người này là lãi của người khác. Vì vậy khó có thể nói thị trường đã cạn tiền.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 28/6 | Giá đóng cửa ngày 21/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 28/6 | Giá đóng cửa ngày 21/6 | Mức tăng (%) |
YEG | 73.5 | 87.5 | -16 | CCL | 6.04 | 5.27 | 14.61 |
SFG | 12.8 | 14.6 | -12.33 | LGC | 34.1 | 29.85 | 14.24 |
VPS | 9.78 | 10.9 | -10.28 | TDW | 26.8 | 23.5 | 14.04 |
S4A | 27 | 30 | -10 | TCO | 9.23 | 8.11 | 13.81 |
CTG | 19.5 | 21.4 | -8.88 | HUB | 17.8 | 16.05 | 10.9 |
MCG | 2.1 | 2.3 | -8.7 | VDS | 7.7 | 6.96 | 10.63 |
SJF | 2.68 | 2.92 | -8.22 | HOT | 36 | 32.6 | 10.43 |
LAF | 7.13 | 7.74 | -7.88 | FRT | 64 | 58.1 | 10.15 |
TCT | 53.1 | 57.6 | -7.81 | APG | 9.9 | 9 | 10 |
POM | 5.99 | 6.49 | -7.7 | CTD | 107 | 97.5 | 9.74 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 28/6 | Giá đóng cửa ngày 21/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 28/6 | Giá đóng cửa ngày 21/6 | Mức tăng (%) |
KHB | 0.7 | 1 | -30 | TTL | 10.1 | 6.7 | 50.75 |
SFN | 22.7 | 29.3 | -22.53 | FID | 1.4 | 1.1 | 27.27 |
VC1 | 12.2 | 15.6 | -21.79 | BII | 1.1 | 0.9 | 22.22 |
TV4 | 17.2 | 21.8 | -21.1 | DPS | 0.6 | 0.5 | 20 |
WSS | 2.7 | 3.3 | -18.18 | VMI | 0.6 | 0.5 | 20 |
PPP | 9.6 | 11.3 | -15.04 | ALT | 13.9 | 11.7 | 18.8 |
ALV | 2.3 | 2.7 | -14.81 | PDC | 5.1 | 4.3 | 18.6 |
HUT | 2.4 | 2.8 | -14.29 | VNT | 34.3 | 29 | 18.28 |
TMC | 12.6 | 14.3 | -11.89 | VC9 | 13.8 | 11.7 | 17.95 |
CVN | 13.4 | 14.9 | -10.07 | TXM | 5.3 | 4.5 | 17.78 |
Điều quan trọng là bao giờ nguồn tiền quay trở lại thị trường với mức độ lớn như thời điểm sôi động. Thị trường cần yếu tố hỗ trợ đủ mạnh để tạo kỳ vọng và lôi kéo nhà đầu tư trở lại. Với thị trường chỉ có thể giao dịch một chiều (không có bán khống), cơ hội duy nhất kiếm lời nằm ở xu hướng tăng.
Căng thẳng thương mại hạ nhiệt cũng có thể là một cơ hội rất tốt để tạo kỳ vọng tăng cho thị trường. Thực tế quá trình suy giảm kéo dài tới gần 4 tháng là rất dài, đưa nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh và về lý thuyết, cổ phiếu giảm giá nhiều trong điều kiện kết quả kinh doanh không xấu đi thì đó là cơ hội đầu tư giá rẻ. Khi dòng vốn đầu cơ suy yếu – thể hiện qua thanh khoản hàng ngày sụt giảm – thì dòng tiền đầu tư sẽ là điểm tựa. Kết quả kinh doanh quý 2/2019 sẽ xuất hiện trong khoảng 2 tuần nữa cũng sẽ tạo kỳ vọng trong ngắn hạn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
17.6.2019 | 2,478.9 | 293.9 | 199.1 |
18.6.2019 | 2,696.7 | 402.6 | 378.4 |
19.6.2019 | 2,527.3 | 373.7 | 374.4 |
20.6.2019 | 3,343.2 | 360.2 | 431.4 |
21.6.2019 | 4,343.0 | 1,409.3 | 1,773.2 |
24.6.2019 | 2,804.6 | 329.8 | 313.7 |
25.6.2019 | 2,817.3 | 230.2 | 254.8 |
26.6.2019 | 2,875.3 | 344.2 | 195.6 |
27.6.2019 | 2,948.5 | 473.7 | 455.1 |
28.6.2019 | 2,986.3 | 496.0 | 284.6 |
Trọng Nghĩa