Quan hệ cung - cầu
Sau mấy năm nhờ tăng trưởng GDP (cung sản xuất trong nước) cao,ôngthểchủquanvớikiểmsoátlạmpháttheomụctiêkeonhacai trực tiếp bóng đá hôm nay cung đã vượt cầu, nên CPI thấp hơn mục tiêu. Do đại dịch Covid-19, hai năm qua tuy cung ở trong nước tăng chậm lại, nhưng cầu bị “bào mòn” mạnh, tăng thấp so với cung (mà biểu hiện rõ nhất là xuất siêu), nên CPI cũng tăng thấp hơn mấy năm trước và tăng thấp hơn cả mục tiêu.
Năm 2022 được dự báo cả cung và cầu đều tăng lên theo mục tiêu và tác động của gói hỗ trợ tài chính- tiền tệ, trong đó cầu (bao gồm tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng) có xu hướng tăng cao hơn cung. Tích lũy tài sản là tiền đề của đầu tư, cộng với gói hỗ trợ tài chính- tiền tệ sẽ làm cho vốn đầu tư phát triển có tốc độ tăng cao hơn trước và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP cũng cao lên.
Tiêu dùng cuối cùng gồm tiêu dùng của Nhà nước và tiêu dùng của hộ dân cư, không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về chất lượng, chủng loại, đặc biệt là dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, văn hóa, giải trí. Tiêu dùng cuối cùng tăng cao hơn một mặt do sự bật tăng có tính tâm lý sau 2 năm bị “bào mòn” bởi đại dịch; mặt khác do việc làm được cải thiện với sự mở cửa trở lại, tác động của gói hỗ trợ tài chính - tiền tệ, đặc biệt là các khoản về an sinh, xã hội, lao động, việc làm…
Khi cầu cao hơn cung, thì yếu tố “cầu kéo” sẽ làm cho CPI tăng cao lên.
Nhập khẩu lạm phát và chi phí đẩy tăng
Trong năm 2021, giá nhập khẩu tăng cao (5,49%) đã làm cho chi phí đẩy đối với sản xuất tăng (giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 5,51%), nhưng chưa gây sức ép lớn đến giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng do gặp phải tiêu dùng cuối cùng thấp. Năm nay, cả 2 yếu tố liên quan đến giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng đều tác động mạnh hơn. Chi phí đẩy đối với sản xuất trong năm trước, năm nay sẽ chuyển sang thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, gây sức ép lên CPI.