Vấn đề mang tính sống còn
Ngày 4/8,ữliệuđãtrởthànhvấnđềsốngcònđốivớidoanhnghiệbong da bet CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng báo VietNamNettổ chức Hội nghị Vietnam CEO Summit và Lễ công bố Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả, Top 10 Công ty uy tín ngành Ngân hàng - Bảo hiểm - Công nghệ năm 2023.
Phát biểu khai mạc, Tổng biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá chia sẻ, trong tiến trình hướng đến mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế đất nước, không thể không kể tới những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp - nhất là những doanh nghiệp đầu ngành với bản lĩnh vững vàng, nhạy bén đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
“Hội nghị Vietnam CEO Summit 2023 với chủ đề “Kinh tế dữ liệu: Cơ hội cho doanh nghiệp tạo đột phá trên toàn cầu” là dịp để lãnh đạo các doanh nghiệp lớn cùng trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước về những tư duy mới nhất trong việc thực tiễn hóa các ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị doanh nghiệp”, Tổng biên tập Nguyễn Văn Bá chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, các doanh nghiệp muốn duy trì vị trí dẫn đầu và đi xa hơn, luôn phải không ngừng thay đổi. Mục tiêu, sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp có thể bất biến, nhưng phương tiện, cách làm thì luôn thay đổi. Chuyển đổi số là cách làm, cách tiếp cận mới, tạo ra sự thay đổi nhờ vào công nghệ số và dữ liệu số, đưa công nghệ số và dữ liệu số thẩm thấu một cách tự nhiên, mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên hành trình đó, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đánh giá, dữ liệu là một cấu phần quan trọng được hình thành, tạo lập và trở thành một loại tài sản mới của doanh nghiệp. Ẩn dưới khối dữ liệu khổng lồ đó là thông tin về hành vi của khách hàng, các xu hướng mới nổi và các dự báo về tương lai. Dữ liệu thay đổi cách suy nghĩ, tư duy. Mỗi doanh nghiệp cần hình thành văn hóa dữ liệu, ra quyết định dựa trên dữ liệu.
“Nếu như trước đây, giá trị của một doanh nghiệp chủ yếu là các tài sản vật lý, hữu hình thì nay giá trị của một tổ chức, doanh nghiệp chiếm phần lớn là các tài sản vô hình, tài sản dữ liệu. Nếu như trước đây, doanh nghiệp tập trung nguồn lực bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống để không bị xâm nhập, thì nay đã quan tâm hơn đến bảo vệ dữ liệu nguyên vẹn khi một cuộc tấn công xảy ra. Dữ liệu đã trở thành vấn đề mang tính sống còn đối với một doanh nghiệp”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định.
Nhắc đến chủ đề Hội nghị là “Kinh tế dữ liệu: cơ hội cho doanh nghiệp tạo đột phá trên toàn cầu”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định, dữ liệu là nguồn tài nguyên kiểu mới, càng dùng càng sinh ra, càng chia sẻ càng tạo ra nhiều giá trị.
Dữ liệu đã tạo nên huyết mạch quan trọng của kinh tế số. Trong 2 năm gần đây, lượng dữ liệu tạo ra trên toàn cầu bằng lượng dữ liệu được tạo ra trong tất cả các năm trước đó cộng lại. Sự xuất hiện của ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có thể khai thác, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo trở thành một dịch vụ bình dân, phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận.
Cũng đánh giá công nghệ mang tính sống còn, ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chia sẻ: Với ngành bán lẻ, việc áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo là yếu tố sống còn. Câu chuyện mùa Covid-19 là ví dụ. Nhiều công ty bán lẻ truyền thống có tuổi đời 100, 200 năm trải qua một trận Covid-19 thì phải nộp đơn bảo hộ phá sản. Trong khi đó, các mô hình bán lẻ hiện đại, mô hình bán lẻ online thì lại tăng trưởng tốt hơn rất nhiều. Các công ty bán lẻ như Amazon, Alibaba… đang trong quá trình tiến hóa thành công ty công nghệ. Chúng tôi thấy vấn đề sống còn đó nên phải tăng cường áp dụng công nghệ.
“Chúng tôi định hướng nơi nào còn dư địa sức mua thì phải tìm cách gia tăng thêm khách hàng. Trước đây chúng tôi áp dụng marketing thông qua “truyền thông rải thảm”, thì trải qua đợt dịch Covid-19, chúng tôi tăng cường áp dụng digital marketing với độ chính xác cao hơn, đòi hỏi chúng tôi đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và sáng tạo trong tiếp cận khách hàng”, ông Lê Trí Thông kể lại câu chuyện của PNJ.
Cơ hội để Việt Nam vươn lên
Đề cập đến nền kinh tế Khai sáng Toàn cầu AIWS, GS. Alex Pentland, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đánh giá dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là xương sống của nền kinh tế. Sự hợp tác giữa con người và AI là động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế AIWS, AI sẽ được sử dụng để tối ưu hóa sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến tăng hiệu quả và năng suất. AI cũng có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề như thất nghiệp, bất bình đẳng thu nhập và tính bền vững của môi trường.
Người lao động sẽ được đào tạo để làm việc cùng với các hệ thống AI và có thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo, sự đồng cảm và các khả năng độc đáo khác của con người, trở thành những người đổi mới trong quá trình này. Mục tiêu của nền kinh tế AIWS sẽ là cải thiện phúc lợi chung của xã hội đồng thời giải quyết các thách thức do sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng và việc tự động hóa gia tăng đem lại.
Cùng chung sự quan tâm đến nền kinh tế Khai sáng Toàn cầu, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Diễn đàn toàn cầu Boston đánh giá, đây là cơ hội cho Việt Nam đứng cùng vạch xuất phát với các quốc gia văn minh xây dựng nền kinh tế dữ liệu, kinh tế sáng tạo cho Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu.
“Khai sáng bằng sức mạnh AI và kinh tế dữ liệu là cơ hội lớn cho Việt Nam vượt lên”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, triển khai xây dựng hạ tầng dữ liệu mạnh để xây dựng một nền kinh tế số và xã hội số theo mô hình xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS), Việt Nam đi cùng nhóm các nước tiên phong có nền kinh tế Khai sáng bằng sức mạnh AI. Thu hút những nguồn lực trí tuệ hàng đầu thế giới, thu hút những nguồn lực đầu tư mới từ Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ tham gia cùng xây dựng hạ tầng này, công khai, minh bạch, tạo công bằng cơ hội cho mọi doanh nghiệp Việt Nam tham gia, kinh doanh và phát triển kinh tế dữ liệu và cùng xây dựng kinh tế khai sáng bằng sức mạnh AI.
Xây dựng hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kinh tế số, tối ưu, hiệu quả cho toàn xã hội chỉ có thể thành công nếu có hệ thống hành chính hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, cho công dân phát triển, bảo vệ tài sản sáng tạo của công dân, doanh nghiệp. Tất cả dịch vụ công của các bộ ngành, địa phương đều có trên mạng, đều đơn giản, dễ dàng, đồng bộ phục vụ doanh nghiệp, và công dân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định đây chính là điều kiện tiên quyết để tạo dựng cơ chế mở, tạo ra môi trường mở với thế giới, nhất là với giới tinh hoa thế giới, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, thu hút giới tinh hoa thế giới đến Việt Nam.
“Mọi công dân đều có thể tham gia đóng góp xây dựng và đều có thể tạo dựng cuộc sống của mình qua hạ tầng kinh tế dữ liệu, kinh tế số, từ đó xây dựng một hệ sinh thái xã hội toàn dân sáng tạo”, Giám đốc Diễn đàn toàn cầu Boston nhận định.
Doanh nghiệp Việt chuyển mình trong nền kinh tế dữ liệuTrong bối cảnh dữ liệu là một loại tài nguyên mới, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang tận dụng dữ liệu nhằm chuyển đổi số hoạt động của mình.