【cúp đức tối nay】Dũng cảm tiến vào tâm dịch

时间:2025-01-10 10:58:14来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Vừa chống dịch Covid,ũngcảmtiếnvàotâmdịcúp đức tối nay vừa đảm bảo thông quan 500 xe hàng/ngày tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Y tế về chống dịch Covid tại Đà Nẵng
Chỉ giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc để phòng, chống Covid-19
Cưỡng chế đối tượng lấy lý do dịch bệnh Covid - 19 để chây ỳ nợ thuế
Tạm dừng xuất khẩu các loại thuốc sử dụng để điều trị Covid-19
Quốc gia đầu tiên của châu Âu khẳng định dịch Covid-19 ở trong tầm kiểm soát
Những hành động nhỏ lan tỏa thông điệp nhân văn
2747 12 2320 ynh byi chiyn sy
Dịch Covid-19 tại Đà Nẵng tăng nhanh từng ngày điều đó đồng nghĩa với công việc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm ngày càng áp lực. Ảnh: Biên Thuỳ

“Chiến binh” giữa đời thường

Có lẽ cụm từ “những người hùng của nhân dân” trong bức thư mà người đứng đầu Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói về đội ngũ nhân viên y tế đang ngày đêm chống dịch đã diễn tả đầy đủ và chân thật những nỗ lực, hi sinh mà các chiến sỹ áo trắng đang từng ngày, từng giờ cống hiến.

Câu chuyện Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn- vị chỉ huy đặc biệt của Bộ Y tế đang chiến đấu với dịch Covid-19 tại Đà Nẵng chủ động xin Thủ tướng Chính phủ được ở lại chung sức, chung lòng cùng nhân dân Đà Nẵng đến khi hết dịch, tới những cán bộ y tế làm việc xuyên đêm suốt sáng thực hiện các ca xét nghiệm Covid-19, hay cô điều dưỡng ngất xỉu vì làm việc kiệt sức là những câu chuyện cảm động về cuộc chiến đang rất cam go, khốc liệt tại Đà Nẵng, đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng về những “chiến binh áo trắng”

Khi được hỏi về động lực khiến vị chỉ huy đặc biệt của Bộ Y tế bám trụ đến cùng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cười hiền cho rằng, không chỉ bản thân ông mà tất cả các thầy thuốc được Bộ Y tế cử đến miền Trung đều có nguyện vọng ở lại tham gia công tác phòng chống dịch cho đến khi hết dịch. “Đây là nghĩa vụ và cũng là mong muốn hết sức bình thường của thầy thuốc để đảm bảo đẩy lùi dịch bệnh tại miền Trung”, Thứ trưởng Bộ Y tế tâm sự.

Qua câu chuyện của Thứ trưởng Bộ Y tế, phóng viên cũng được biết tới sự nỗ lực không ngừng của những cán bộ, nhân viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang khi mỗi ngày thực hiện xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm nhằm tìm ra trường hợp dương tính với Covid-19.

Là Phó đội trưởng Đội xét nghiệm do Bộ Y tế cử ra tới Đà Nẵng chống dịch, PGS. TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cường độ làm việc của các thành viên luôn quá tải bởi lượng mẫu quá nhiều.

Qua chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Đội đặc nhiệm tại CDC Đà Nẵng phải làm việc liên tục trong suốt những ngày qua bởi số lượng mẫu gửi đến tăng lên từng ngày. “Nếu ít ngày trước, mỗi ngày xét nghiệm từ 500 đến 700 mẫu, nhưng nhờ sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật, hệ thống máy móc tự động thì hiện tại đã thực hiện khoảng 8.000 - 10.000 mẫu/ngày”, PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng cho hay.

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng cũng cho biết, nhân sự trong Đội xét nghiệm đôi lúc cũng áp lực nhưng với tinh thần chung tay cùng người dân Đà Nẵng, người dân cả nước chống dịch nên làm việc xuyên ngày đêm không quản ngại gian khó.

“Có nhiều bạn làm việc đến 12 giờ đêm mới tạm thời kết thúc công việc trong ngày, nhưng sáng sớm hôm sau vẫn có mặt để thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, giờ nghỉ trưa hiếm hoi thì các bạn tranh thủ ngồi mỗi người một góc, cầm trên tay hộp cơm tranh thủ ăn lấy sức”, PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng nghẹn ngào.

Quên mình góp sức chống đại dịch

Sáng 2/8, đông đảo người dân Đà Nẵng nói riêng và người dân cả nước nói chung xôn xao trước hình ảnh một nữ nhân viên y tế đang công tác tại Trạm Y tế phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ngất xỉu, phải thở ô xy do làm việc quá sức. Đó là chị Đặng Thị Thu Hà, 48 tuổi, đã có thâm niên công tác tại Trạm Y tế Hòa Minh gần 20 năm.

Theo thông tin từ bác sỹ Phạm Phú Điềm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, nguyên nhân chị Hà bị ngất xỉu, phải thở ô xy do hơn 1 tuần phải đi quá nhiều nơi để truy tìm F1 và tuyên truyền người dân đi cách ly khiến việc ăn uống, ngủ nghỉ bất thường dẫn tới kiệt sức.

Nói thêm về trường hợp nhân viên của mình ngất xỉu do làm việc quá sức, bà Võ Thị Nga, Trạm trưởng trạm Y tế phường Hòa Minh cho biết, trước khi xảy ra việc thì ngày 1/8 chị đã làm việc từ sáng tinh mơ đến hơn 21 giờ đêm mới được trở về nhà nên dẫn đến việc ngất xỉu do quá sức.

Sau khi nghỉ ngơi lấy lại sức, trao đổi với phóng viên, chị Đặng Thị Thu Hà cho biết, hiện sức khỏe của chị đã cơ bản ổn định, ăn uống và ngủ nghỉ cũng tốt hơn, tuy nhiên cũng cần một thời gian ngắn nữa để phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

Cũng theo chị Hà, bản thân là nhân viên của Trạm Y tế, trên địa bàn lại có đến 3 bệnh nhân mắc Covid-19 nên khối lượng công việc quá nhiều. Chị nói, do bản thân có tuổi nên sức khỏe không được tốt, những ngày vừa qua lại làm việc không kể ngày đêm, việc ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng bị đảo lộn khiến cơ thể không kịp thích nghi nên dẫn đến kiệt sức.

Không chỉ có nhân viên y tế tuổi đã cao song vẫn không ngại vất vả chiến đấu với dịch mà ngay cả nhiều sinh viên trẻ, dù đang ngồi trên ghế nhà trường song vẫn canh cánh với nỗi lo dịch bệnh và trăn trở với sứ mệnh cộng đồng.

Lơ Mu K’Nhi, sinh viên vừa tốt nghiệp Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng tâm sự, thi tốt nghiệp xong, nhiều bạn bè lên đường đi du lịch hoặc về quê thư giãn chờ ngày lấy bằng để đi xin việc. Khi đang ở phòng trọ để dọn dẹp đồ đạc về Lâm Đồng giúp bố mẹ việc đồng áng, K’Nhin nhận được thông báo của nhà trường tuyển sinh viên tình nguyện hỗ trợ lực lượng chức năng phòng, chống dịch Covid-19.

Không chút đắn đó, K’Nhi lập tức đến trường đăng ký ngay vào đội Tình nguyện cộng đồng. “Đến giờ em giấu bố mẹ đi làm tình nguyện vì sợ mọi người lo lắng cho em. Suốt ngày mẹ em gọi điện dặn dò dịch bệnh phức tạp phải ở nguyên trong phòng trọ em cứ dạ vâng để mẹ yên lòng”, K’Nhi chia sẻ.

Tân cử nhân Nguyễn Thanh Vũ cũng vừa tốt nghiệp cùng khóa với Nhi cho biết, khi dịch bệnh xảy ra, bố mẹ động viên ở lại để giúp đỡ mọi người: “Bố mẹ em dặn cả nước đang gồng mình chống dịch. Là một cử nhân Y tế Công cộng em phải giúp đỡ mọi người phòng, chống dịch, vậy là em đăng ký vào Đội tình nguyện cộng đồng”, Vũ cười hiền kể lại.

“Việc làm của em tuy nhỏ không thể so được với nhiều y, bác sỹ nhưng đó là công sức và trí tuệ mình bỏ ra nên ai cũng tự hào. Mọi người trong đội hứa với nhau sẽ cố gắng hết sức mình cho đến ngày dịch Covid-19 được dập tắt”, Nguyễn Thanh Vũ nhấn mạnh.

Được biết, K’Nhi và Nguyễn Thanh Vũ đều là thành viên Đội Tình nguyện cộng đồng tại Đà Nẵng. Theo lời chị Hoàng Thị Minh Hiền, Khoa truyền thông, CDC Đà Nẵng, Đội Tình nguyện cộng đồng được thành lập khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn Đà Nẵng. Để dịch được khống chế, công việc điều tra dịch tễ liên quan đến các ca lây nhiễm trong cộng đồng hết sức khẩn trương và phức tạp.

Theo đó 343 sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng được huy động xuống cộng đồng điều tra dịch tễ và truy vết.

“Công việc tình nguyện nhưng các em làm việc hăng say như một nhân viên thực thụ. Có nhiều đêm khi có kết quả xét nghiệm, các tình nguyện viên ở địa bàn lại lao vào màn đêm gõ cửa từng nhà để điều tra dịch tễ. Nguy hiểm cận kề nhưng các em không chút than vãn, kêu ca”, bác sỹ Trương Tấn Nam, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ y, CDC Đà Nẵng cho biết.

Với những nỗ lực lặng thầm của đội ngũ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay, chúng ta có quyền tin tưởng vào thành công trong việc ngăn chặn dịch tại mảnh đất miền Trung!

相关内容
推荐内容