Tại buổi tọa đàm nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước trong các khu công nghiệp,ănghiệuquảsửdụngnguồnnướctạicáckhucôngnghiệtỷ số atlas các chuyên gia môi trường đã thảo luận nội dung về tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp, từ đó góp phần vào việc bảo vệ nguồn nước, đóng góp xây dựng sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong hai năm tới của Chính phủ Việt Nam.
Các chuyên thảo luận về giải pháp tái sử dụng, tái chế nguồn nước ô nhiễm trong khu công nghiệp. Ảnh Việt Dũng |
Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ Lê Minh Trường - Khoa Môi trường, Đại học Văn Lang, đã trình bày kết quả chính từ dự án ENTIRE (Phát triển công nghiệp bền vững tại các đồng bằng của Việt Nam: Tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước công nghiệp, do Đại học Wageningen (Hà Lan) và Đại học Văn Lang đồng chủ trì), đề xuất quy trình tái sử dụng nguồn nước thải bằng công nghệ đất ngập nước và trao đổi ion nhằm nâng cao chất lượng nước tái sử dụng trong các hoạt động của khu công nghiệp.
Công nghệ tái sử dụng nước thải đã qua xử lý nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại bao gồm chất hữu cơ (biểu thị thông qua chỉ số COD), các chất dinh dưỡng (biểu thị thông qua chỉ số ammonia, nitrate và sulfate) và một số kim loại nặng.
Được biết, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã trở thành một vấn nạn thế giới phải đương đầu; trong đó cấp bách nhất phải kể đến ô nhiễm môi trường nước. Khu kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương được xem là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các quy định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra.
Việc công nghiệp hóa, lạm dụng tài nguyên nước và quản lý nguồn nước thiếu hiệu quả đang là nguyên nhân chính khiến thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng rơi vào tình trạng đáng báo động. Thực trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu con người không sớm tìm ra giải pháp khắc phục./.