您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định các trận đấu tối nay】Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại 正文

【nhận định các trận đấu tối nay】Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

时间:2025-01-11 03:51:05 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại Nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng đất nhận định các trận đấu tối nay

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại Nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở?ầngiớihạnquymôdiệntíchtrongthíđiểmthựchiệndựánnhàởthươngmạnhận định các trận đấu tối nay Cả nước có 998 dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Quang cảnh phiên thảo luận.

Cần quy định chặt chẽ hơn đối với đất nông nghiệp

Nghị quyết được xây dựng nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng về “Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”, tạo lập hành lang pháp lý để quản lý thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho ý kiến về nội dung, đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, đất và dự án nhà ở thương mại bán cho cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang…

Cụ thể, đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Mai Văn Hải, đoànThanh Hoá bày tỏ băn khoăn về phạm vi điều chỉnh.

Theo đại biểu, phạm vi áp dụng thí điểm theo nội dung dự thảo là trên địa bàn cả nước, tuy nhiên, nếu áp dụng trên địa bàn cả nước thì không thể gọi là thí điểm.

“Theo tôi nên xác định phạm vi áp dụng ở một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn nên áp dụng cơ chế thí điểm này”, đại biểu Mai Văn Hải đề xuất.

Về điều kiện thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, đại biểu cho rằng, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 thì chỉ có 1 trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sở sử dụng đất ở.

Đồng thời bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của dự thảo nghị quyết là mở rộng thêm 3 trường hợp, đó là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đối với đất ở và đất trong một thửa liền với đất ở.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở cần phải có quy định chặt chẽ hơn.

Theo đó, đối với đất nông nghiệp, vẫn phải đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo được diện tích đất lúa của chúng ta 3,5 triệu hecta đến năm 2030.

Đồng thời phải quy định “đất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”, chứ không quy định “đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch”, vì quy định phù hợp với quy hoạch sẽ rất khó xác định.

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp phát biểu tại hội trường.

Về phạm vi điều chỉnh, khác với đại biểu Mai Văn Hải, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đồng tình với dự thảo nghị quyết, đó là thực hiện áp dụng phạm vi trong toàn quốc.

“Nếu chúng ta chỉ áp dụng trong phạm vi một số tỉnh hoặc của thành phố nào đó sẽ gây ra ra thắc mắc tại sao tỉnh anh được, tỉnh tôi lại không được, sẽ sinh ra cơ chế xin cho hết sức nguy hiểm, cho nên tôi nghĩ áp dụng trong toàn quốc là rất phù hợp”, đại biểu nêu.

Nên giới hạn về quy mô diện tích

Tham gia ý kiến tại phiên họp, đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai bày tỏ sự ủng hộ với dự thảo nghị quyết với đủ các cơ sở chính trị, pháp lý như tờ trình và báo cáo thẩm tra.

Việc Quốc hội ban hành thêm nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

Về phạm vi thí điểm, đại biểu đồng tình với việc thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng không phải mang tính chất đại trà, chung chung. Đại biểu đánh giá cao việc thiết kế tại nghị quyết cho thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng đối với các dự án nào, tiêu chí nào.

Trong đó với những quy định trong dự thảo nghị quyết sẽ chắc chắn chỉ áp dụng với khu vực đô thị, sẽ không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện nghị quyết. Đây là cách thiết kế khá hợp lý để thực hiện.

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu giải trình tại phiên họp.

Theo đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, để dự án nhà ở thương mại thí điểm có tính khả thi, đề nghị giai đoạn thí điểm nên giới hạn về quy mô diện tích, cụ thể: đối với khu vực đô thị diện tích tối đa không quá 20 ha và đối với khu vực nông thôn diện tích tối đa không quá 5 ha.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho biết, tiêu chí lựa chọn dự án thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án….) là quá rộng.

Theo đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tổ chức đánh giá, khảo sát nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở nói chung và nhu cầu sử dụng nhà ở thương mại nói riêng trong lực lượng quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quy định hợp lý, đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý, phù hợp với nhu cầu và hiệu quả trên thực tế.

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu nhất trí cần thiết ban hành Nghị quyết để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tăng thêm điều kiện tiếp cận đất đai cho phát triển nhà ở thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các đại biểu cũng đề nghị lưu ý đảm bảo diện tích đất trồng lúa, tỷ lệ che phủ rừng, có giải pháp ngăn chặn tiêu cực, đầu cơ, trục lợi chính sách hoặc để đất hoang hóa, đầu cơ vượt nhu cầu làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, gây hệ lụy cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở năm 2005 sửa đổi năm 2010, Luật Đất đai năm 2013, cả 4 phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện dự án nhà ở thương mại đều được thực hiện, không bị hạn chế.

Khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành, có hiệu lực, thì có 2 hình thức tiếp cận đất đai đã bị hạn chế, đó là hình thức tự thỏa thuận với người sử dụng đất và hình thức có quỹ đất để xin chuyển mục đích sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2024 kế thừa quy định này của Luật Nhà ở năm 2014, thậm chí còn quy định chặt chẽ hơn nữa.

“Mục đích ban hành Nghị quyết lần này là để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận đất đai ở tất cả các địa phương trên cả nước, nhất là ở các địa phương, các tỉnh có thị trường bất động sản quy mô không lớn”, ông Đỗ Đức Duy cho biết.