当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keo cai 5】Luật Tố tụng hành chính: Đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên

【keo cai 5】Luật Tố tụng hành chính: Đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên

2025-01-25 11:53:28 [Cúp C1] 来源:Empire777

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 đánh dấu bước tiến quan trọng đối với hoạt động tố tụng trong lĩnh vực hành chính. Luật có nhiều quy định mới hướng đến sự bình đẳng và minh bạch hơn trong mối quan hệ pháp lý giữa cơ quan hành chính nhà nước và công dân.

 Lãnh đạo UBND tỉnh tham gia đối thoại với công dân trong một vụ án hành chính.

Nhiều thay đổi mới     

So với Luật Tố tụng hành chính năm 2010,ậtTốtụnghnhchnhĐảmbảosựbnhđẳnggiữkeo cai 5 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 bổ sung nhiều quy định về thủ tục tố tụng, quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn đối với các chủ thể bị khởi kiện nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật. Theo đó, trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đó chỉ có thể ủy quyền cho cấp phó của mình làm đại diện tham gia tố tụng. Luật cũng quy định, người được ủy quyền phải tham gia toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo luật định.

Đây là một trong những tiến bộ quan trọng về mối quan hệ giữa người khởi kiện và người bị khởi kiện. Bởi trong các vụ án hành chính hiện nay, việc khởi kiện thường xuất phát từ một bên là người dân và bên bị kiện là đại diện cho quyền lực nhà nước. Quy định rõ ràng của luật sẽ giúp người dân giải tỏa được tâm lý bức xúc và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình là đúng hay sai để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho việc quản lý hành chính theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.

Song song với quy định trên, luật cũng đã thay đổi thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp huyện, thay vì trước đây thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện thì nay sẽ được TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết.

Theo một số thẩm phán, trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, việc phải chịu áp lực từ phía cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp là điều không thể tránh khỏi, vì vậy, thay đổi của luật hiện đã phần nào tháo gỡ được khó khăn thực tế đối với quá trình giải quyết án hành chính, giúp cho bản án được tuyên sẽ đảm bảo được yếu tố công bằng và minh bạch hơn.

Đảm bảo sự bình đẳng

Theo TAND tỉnh, từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực cho đến nay, đơn vị đã thụ lý 17 đơn khiếu kiện hành chính, đưa ra xét xử 4 vụ, trong đó chủ yếu các khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Ông Phạm Trí Tuấn, Chánh tòa Hành chính TAND tỉnh, cho biết: Đối với các khiếu kiện hành chính đã thụ lý thời gian qua, tòa đều tổ chức các phiên đối thoại, giao nộp chứng cứ, vật chứng giữa các bên theo luật định. Tại các phiên đối thoại, tòa luôn tạo sự bình đẳng giữa người khởi kiện và người bị kiện; về phía UBND tỉnh đều có lãnh đạo tham dự đầy đủ trong quá trình đối thoại và xét xử vụ án theo đúng tinh thần, quy định của luật. 

Còn theo ông Huỳnh Thành Ý, Chánh án TAND huyện Phụng Hiệp, sau khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực, với các vấn đề liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền của TAND tỉnh, khi có người dân đến TAND huyện khiếu kiện, đơn vị sẽ giải thích cho người dân về trình tự, thủ tục giải quyết và hướng dẫn đến TAND tỉnh để nộp đơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Với các quy định mới, về phía người dân sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình khiếu kiện vụ án hành chính, đồng thời cơ quan hành chính cũng có cơ chế đối thoại rõ ràng hơn với người khởi kiện, qua đó đảm bảo việc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Anh Cao Văn Điền, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Theo tôi thấy, với quy định mới hiện nay, dù người dân có thể phải di chuyển xa hơn để nộp đơn, nhưng việc được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo cơ quan hành chính và TAND cấp tỉnh giải quyết vụ việc thì tôi tin tưởng bản án được phán quyết công bằng và khách quan hơn, dù phần thắng có thuộc về cơ quan nhà nước hay người dân”.

Có thể thấy, các quy định trong Luật Tố tụng hành chính được thay đổi, bổ sung đã tạo cơ chế thông thoáng và minh bạch hơn trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính hiện nay. Từ đó đảm bảo cho người dân và cơ quan hành chính nhà nước dễ tìm được tiếng nói chung, đồng thời TAND cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết vụ án, giúp mỗi bản án hành chính được tuyên nhận được sự đồng thuận cao giữa các bên.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读