【lịch thi đáu】TPHCM: Tập trung giải pháp thu ngân sách trong 4 tháng cuối năm
Hải quan TPHCM đa dạng hình thức tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Số thu mới đạt hơn một nửa chỉ tiêu
Tại Hội nghị về công tác giải ngân vốn đầu tư công và các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu trong năm 2020 diễn ra chiều 26/8, đại diện Sở Tài chính TPHCM cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nguồn thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện hơn 216.000 tỉ đồng, đạt hơn 53% so với kế hoạch cả năm 2020 là 405.000 tỉ đồng.
Trong đó, một số nguồn thu quan trọng như thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến cuối năm cũng chỉ được khoảng 100.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch của cả năm (115.000 tỷ đồng).
Không chỉ giảm thu từ hoạn động XNK, nguồn thu nội địa cũng giả sâu so với cùng kỳ. Theo đại diện lãnh đạo Cục Thuế TPHCM, tình hình nguồn thu trên địa bàn TPHCM gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh. Cùng với đó, hàng chục ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động.
Trong 8 tháng năm 2020, có 23.000 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký 348.000 tỷ đồng. Trong khi đó có 21.226 doanh nghiệp ngưng hoạt động, giảm 126.000 tỷ đồng vốn đăng ký...Tính đến nay số tiền nợ thuế lên đến 13.000 tỷ đồng, trong đó có 9.000 tỷ đồng thuộc trách nhiệm thu của các chi cục thuế quận huyện.
Trước bối cảnh này, Sở Tài chính TPHCM kiến nghị, TPHCM cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch, tiếp tục cải cách hành chính, tuyên truyền sử dụng công cụ trực tuyến trong hành chính công, tăng cường đốc thúc các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, đôn đốc người nộp thuế nộp đủ nộp đúng.
Cùng với đó, khai thác các khoản thu từ đất, khẩn trương bán đấu giá đất đã được duyệt, đối với nhà đất được duyệt bán đấu giá nhưng hết thời hạn đấu giá thì các địa phương đề xuất phương án bán đấu giá; đất đã giao nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế… Riêng đối với các nguồn thu từ công tác cổ phần hóa, thoái vốn cần đẩy nhanh tiến độ kế hoạch thoái vốn của các doanh nghiệp.
Triển khai nhiều giải pháp cấp bách
Trước thực tế nguồn thu ngân sách giảm, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong lo lắng đặt vấn đề làm sao để tăng thu ngân sách, vì hiện nay kết quả thu mới chỉ đạt 53,41% so dự tổng dự toán cả năm. Nếu không quyết liệt thì không đạt mục tiêu.
“Dịch Covid-19 đã quay trở lại tác động mạnh tới miền Trung và miền Bắc. TPHCM là trung tâm kinh tế của cả góp phần vào cả nước để bổ sung vào mục tiêu thu của trung ương nên phải nỗ lực lớn. Đề nghị các ngành, đơn vị phải lượng hóa và cụ thể về nguồn thu từ nay đến cuối năm. Cụ thể, như đất đai từ nay đến cuối năm thu được bao nhiêu, thu chỗ nào… người đứng đầu ngành phải ký vào cam kết để chịu trách nhiệm thực hiện”, ông Phong đề nghị.
Chủ tịch UBND TPHCM cũng nhấn mạnh tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng bởi diễn biến khó lường của dịch Covid-19 nên nguồn thu ngân sách cần có nhiều giải pháp. Từ nay đến cuối năm, cần tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách hỗ trợ người nộp thuế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường dịch vụ công cấp 3, 4 trực tuyến công, thực hiện bán đấu giá tạo nguồn thu đối với các quỹ nhà đất đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp tiết kiệm, tiết giảm tiết kiệm 10% chi thường xuyên các việc khác, hạn chế các khoản chi ngoài dự toán... Đồng thời, rà soát các tài sản phải thu đối với các tài sản sau thanh kiểm tra. Công tác quản lý nhà công, đất công tại các quận huyện hiện nay chưa chặt chẽ, đề nghị các địa phương thống kê lại.
Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, số thu ngân sách của đơn vị tính đến ngày 15/8/2020 được 60.960 tỷ đồng, đạt 53,0% dự toán pháp lệnh 115.000 tỷ đồng, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến đến hết tháng 8/2020, số thu sẽ đạt trên 63.000 tỷ đồng. Hiện nay, trước tác động của đại dịch Covid-19, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động linh hoạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như: Tập huấn, hỗ trợ thủ tục bằng hình thức trực tuyến, trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử, qua điện thoại... Đồng thời, triển khai các đề án tạo thuận lợi; tổ chức làm việc với các hãng tàu, các đơn vị kinh doanh kho, bãi, cảng và dịch vụ logistics khác để triển khai phương án phối hợp tối ưu giữa hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động khai thác kinh doanh, đảm bảo tính hiệu quả, khoa học và giảm thiểu tình trạng ách tắc, ùn ứ trong lưu thông hàng hóa. |