【mu vô địch c1】Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành Thuế

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:03:10

Cục Thuế Quảng Ninh đã đưa nhiều ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý thuế. Ảnh: NM

Cục Thuế Quảng Ninh đã đưa nhiều ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý thuế. Ảnh: NM

Đảm bảo hoạt động thông suốt

Ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục CNTT (Tổng cục Thuế) cho biết,ôngnghệthôngtinđápứngyêucầuđổimớicủangànhThuếmu vô địch c1 từ đầu năm đến nay, đơn vị đã vận hành tốt các ứng dụng CNTT, từ hành lang kỹ thuật, cũng như đường truyền ổn định, thông suốt, phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế. Theo ông Toàn, một trong những nội dung quan trọng mà Cục CNTT triển khai thời gian qua, đó là kết nối CNTT phục vụ cho việc sáp nhập các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực. Cục CNTT đã xây dựng các giải pháp CNTT cả về phần cứng, phần mềm, đường truyền để giúp cho công tác hợp nhất chi cục thuế khu vực hoạt động đi vào ổn định” - ông Toàn nói.

Cũng theo đại diện Cục CNTT, thời gian qua đơn vị đã phối hợp tốt với các vụ, đơn vị triển khai được hai đợt hợp nhất các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực. Đợt đầu tiên là tháng 9/2018 triển khai điểm tại 6 cục thuế, đợt thứ hai bắt đầu từ 1/7/2019 triển khai tại 9 tỉnh, thành phố và hiện nay đang chuẩn bị cho đợt 3 là từ 5/8/2019 đối với 16 tỉnh, thành phố.

“Sau khi hợp nhất, hệ thống CNTT đã đi vào hoạt động ổn định, giúp cho cơ quan thuế và người nộp thuế có thể sử dụng các ứng dụng điện tử một cách bình thường, thông suốt, không ảnh hưởng gì đến việc kết nối với các đơn vị liên quan như: Kho bạc, ngân hàng, tài nguyên môi trường” - ông Toàn nói.

Ông Toàn cho biết, hầu hết các cục thuế đều rất quan tâm đến công tác hợp nhất, đã chỉ đạo, tổ chức triển khai tốt các nội dung, trong đó có CNTT. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh trong đợt triển khai thứ 2 chưa thực sự quan tâm đến công tác này, làm ảnh hưởng đến tiến độ. Do đó, Cục CNTT mong muốn, trong đợt triển khai thứ 3, 16 cục thuế thực hiện hợp nhất cần quan tâm đúng mức tới việc kết nối của hệ thống CNTT, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế để rà soát dữ liệu, đảm bảo thông tin về người nộp thuế chính xác sau khi hợp nhất.

“Để việc vận hành các ứng dụng CNTT được kịp thời, Cục CNTT đề nghị các cục thuế cần phân công chi tiết đến từng cán bộ, với từng công việc cụ thể, tổ chức bàn giao số liệu trên hệ thống trong 2 ngày (3 - 4/8), có chữ ký số để đảm bảo tính pháp lý, lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác sau này” - ông Toàn nói.

Đáp ứng yêu cầu Luật Quản lý thuế sửa đổi

Nói về kế hoạch triển khai các dự án CNTT trong thời gian tới, lãnh đạo Cục CNTT cho biết, cùng với việc tiếp tục cho công tác hợp nhất chi cục thuế khu vực, Cục CNTT cũng phải xây dựng các đề án CNTT để đáp ứng yêu cầu của Luật Quản lý thuế sửa đổi. Một số nội dung của luật liên quan đến CNTT như: Kéo dài thời gian quyết toán thuế TNCN, mở rộng quyền tra cứu thông tin người nộp thuế, chứng từ, hồ sơ giao dịch điện tử…

Ngoài ra, một số nội dung khác trong Luật Quản lý thuế sửa đổi mà Cục CNTT phải triển khai để khi luật có hiệu lực có thể áp dụng ngay, đó là tất cả các giao dịch giữa cơ quan thuế và người nộp thuế sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử (thông báo thuế, đôn đốc nợ, quyết định cưỡng chế nợ thuế…). “Khi các ứng dụng này được triển khai theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời giảm được chi phí, cũng như các thủ tục liên quan đến thuế thu nhập cá nhân” - ông Toàn nói.

Lãnh đạo Cục CNTT cho biết thêm, Luật Quản lý thuế sửa đổi cũng có quy định về quản lý thuế trên nền tảng CNTT, quản lý thuế đối với thương mại điện tử, chuyển giá và rủi ro… “Để làm được như vậy, Cục CNTT phải mở rộng các dịch vụ điện tử, điều này rất áp lực đối với chúng tôi. Hơn nữa, Luật Quản lý thuế sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2020, chỉ còn khoảng 1 năm nữa để triển khai. Do chưa có văn bản hướng dẫn (nghị định, thông tư), nên việc xây dựng quy trình, cũng như các đề án CNTT để đáp ứng yêu cầu của luật là rất khó khăn” - ông Toàn chia sẻ.

Cũng liên quan đến Luật Quản lý thuế sửa đổi và Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT, ông Toàn cho biết, để triển khai áp dụng HĐĐT, Tổng cục Thuế đã giao Cục CNTT tổ chức xây dựng các quy trình, cũng như đảm bảo cơ sở hạ tầng CNTT để đưa HĐĐT vào cuộc sống. “Hiện nay Tổng cục Thuế cũng đã giao cho các vụ, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai HĐĐT, các vụ cũng đã phối hợp với các cục thuế để triển khai các công việc liên quan” - ông Toàn nói.

Mỗi năm sử dụng khoảng 8-10 tỷ HĐĐT


Theo ông Phạm Quang Toàn, Cục trưởng Cục CNTT (Tổng cục Thuế), việc xây dựng quy trình quản lý HĐĐT rất phức tạp do số lượng HĐĐT rất lớn, khoảng 8 - 10 tỷ hóa đơn/năm. Để quản lý tốt HĐĐT, quy trình quản lý phải rất chi tiết. Vì thế, đề nghị các cục thuế phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thuế xây dựng các quy trình phù hợp với thực tiễn, phù hợp với yêu cầu quản lý.

Nhật Minh

顶: 53764踩: 597