Một khóa đào tạo nghiệp vụ của Trường Hải quan Việt Nam tại TP.HCM. Ảnh: Quang Hinh. Do đó,ĐàotạokỹnăngquanhệđốitácHảtrận mallorca nhằm tăng cường sự phối hợp trong mối quan hệ cũng như tìm tiếng nói đồng thuận về giải pháp thực hiện, Tổng cục Hải quan đã chủ động xây dựng, biên soạn chương trình, tài liệu và sắp tới đây sẽ đưa vào đào tạo về các kỹ năng phát triển quan hệ đối tác, trong đó, đi sâu vào công tác tham vấn cho CBCC trong ngành. Nội dung đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ hải quan Việc phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN thời gian qua được lãnh đạo Tổng cục Hải quan hết sức chú trọng và chỉ đạo quyết liệt thực hiện. Tuy nhiên, trong quan hệ đối tác Hải quan- DN vẫn còn những rào cản nhất định. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện vẫn gặp phải một số khó khăn như: Vẫn chưa có một bộ máy chuyên trách thực hiện công việc phát triển quan hệ đối tác tại cơ quan Tổng cục Hải quan mà đang được triển khai phân tán tại các đơn vị; nhóm công tác hoạt động không chuyên trách dẫn đến hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Cũng đánh giá về công tác này, theo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, đến nay ngành Hải quan vẫn chưa có đầu mối cụ thể đảm nhiệm công tác tham vấn nên nguồn lực triển khai còn phân tán, cơ chế thông tin, báo cáo tham vấn giữa các cấp, các đơn vị chưa thông suốt đã làm hạn chế khả năng đề xuất các giải pháp hữu ích từ phía các DN. Đặc biệt, các DN cũng không có đầu mối để liên hệ, phản ánh nên mỗi khi gặp vấn đề đều phải liên hệ với các đơn vị Hải quan khác nhau, điều này dẫn đến sự không đồng nhất trong cách giải quyết một số vấn đề phát sinh trong toàn ngành Hải quan, tạo ra những khó khăn không cần thiết cho DN. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích DN, tổ chức, cá nhân tham gia phản biện xã hội đối với các chính sách, văn bản pháp luật, quy trình thủ tục hải quan” để thực hiện mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác Hải quan- DN. Do đó, việc đưa vào chương trình đào tạo các kỹ năng về phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN được quan tâm hơn lúc nào hết và đang trở thành một trong những nhiệm vụ chính, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình cải cách, hiện đại hóa và đổi mới phương thức quản lý nhà nước về hải quan. Với mục tiêu trên, sắp tới đây, được sự cho phép của Tổng cục Hải quan, Trường Hải quan Việt Nam sẽ đưa nội dung này vào chương trình đào tạo, trở thành một trong những nội dung đào tạo thường xuyên trong chuyên ngành nghiệp vụ hải quan. Đi sâu vào kỹ năng tham vấn Theo đại diện Trường Hải quan Việt Nam, nếu cứ kỳ vọng vào quá trình tham vấn nhưng không có công tác đào tạo giúp cho các DN đủ tầm và khả năng để giải quyết những vướng mắc thì công tác tham vấn ấy sẽ trở thành hình thức. Cần có kênh riêng để chia sẻ các hoạt động tham vấn để không chỉ một ngành, một DN đều có thể nhìn nhận được vấn đề áp dụng trong thực tiễn của mỗi DN. Do đó, trong chương trình đào tạo về phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN, nhà trường sẽ đi sâu vào kỹ năng tham vấn. Bởi kỹ năng tham vấn được xem như một cách huy động, khuyến khích DN và các bên liên quan tham gia cùng với cơ quan Hải quan tìm kiếm sáng kiến và giải pháp cho các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan. Từ đó, cơ quan Hải quan- DN và các bên liên quan thấy được trách nhiệm và lợi ích khi tham gia các hoạt động tham vấn. Cơ chế tham vấn phải đi vào thực chất tạo sự đồng thuận và tháo gỡ khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, Hải quan- DN phải phối hợp với nhau không chỉ ở mức kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền mà cần phải có sự đồng thuận, khi đó việc kiến nghị sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể trong báo cáo kết quả tham vấn với những nội dung đồng thuận các bên cùng ký đề xuất và chịu trách nhiệm, như thế tính pháp lý của các văn bản này có giá trị khẳng định cao hơn. Hơn nữa hiện nay nhiều DN, hiệp hội vẫn còn thiếu chuyên gia tư vấn do đó cần phải có cơ quan hỗ trợ DN, hiệp hội về kiến thức sâu, chuyên ngành, đại diện Trường Hải quan Việt Nam khẳng định. Cũng theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, hiện nay cơ quan Hải quan đã và đang chủ động thực hiện những cải cách về mặt cơ chế với tinh thần thực sự cầu thị đúng theo lộ trình cải cách ngành Hải quan. Ngành Hải quan xác định đây là xu hướng tất yếu, là nhiệm vụ cơ bản trong đó việc các bên ngồi lại với nhau để giải quyết vướng mắc kịp thời, từ đó giảm bớt vướng mắc, khiếu kiện do công tác tham vấn chưa hiệu quả, tạo thuận lợi cho DN. Với mục tiêu đề ra thì việc xây dựng lòng tin là yêu cầu cần duy trì liên tục trong mối quan hệ đối tác Hải quan- DN. Mong muốn các bên cùng xây dựng sự tin cậy lẫn nhau thông qua sự thấu hiểu, chia sẻ giữa các bên cũng như thể hiện năng lực, thiện chí phát triển quan hệ đối tác lâu dài và bền vững thì công tác đào tạo kỹ năng phát triển quan hệ cho CBCC trong ngành Hải quan cũng như cộng đồng DN là vô cùng cần thiết. |