【bong da anh moi nhat】Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

时间:2025-01-24 22:30:16来源:Empire777 作者:Cúp C2
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Thách thức mới đến từ các tiêu chuẩn xanh

Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. Từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực,ệpdệtmaychủđộngđápứngkếhoạchkinhtếtuầnhoàbong da anh moi nhat xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng tốt. Riêng với Tổng công ty May Hưng Yên, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng từ 5% lên 10%. Dù về giá trị tuyệt đối không lớn từ 20 triệu USD tăng lên 40 triệu USD, tuy nhiên con số này cho thấy khả năng gia tăng kim ngạch sang châu Âu của May Hưng Yên là có.

Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho thấy, sau năm 2023 với quá nhiều khó khăn, năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang châu Âu phục hồi đạt kim ngạch khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 7,66% so với năm 2023.

Xuất khẩu khởi sắc, một phần nguyên nhân là do doanh nghiệp trong nước đã từng bước đáp ứng quy tắc xuất xứ, chủ động và linh hoạt trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may trong nước lại phải đối mặt với thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh châu Âu nói chung hay Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn (CEAP) nói riêng.

CEAP là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm. Với CEAP, châu Âu đặt mục tiêu sớm chấm dứt mô hình kinh doanh công nghệ và thời trang với các sản phẩm có “vòng đời ngắn” và nền kinh tế ‘tạo rác’ ở châu Âu.

Kế hoạch này chỉ rõ cần tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm gồm: Sản xuất, trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế; tiêu dùng; quản lý chất thải; biến chất thải trở lại thành tài nguyên.

May Hưng Yên
Tổng Công ty May Hưng Yên tích cực chuyển đổi xanh trong sản xuất. Ảnh: Báo Hưng Yên

Theo các chuyên gia, để đáp ứng được những quy định này, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư công nghệ hiện đại, thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý; chi phí đầu tư tăng cũng có thể khiến giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

Chủ động ứng phó, vẫn cần hỗ trợ

Cho rằng CEAP là thách thức, tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên cũng nhìn nhận đây là cơ hội cho May Hưng Yên nói riêng, doanh nghiệp dệt may nói chung.

Trước hết về mặt thị trường, châu Âu đang rốt ráo thực hiện các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến yếu tố xanh, bảo vệ môi trường. Nếu không đáp ứng sẽ không thể đưa hàng hóa vào thị trường, điều này bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi.

Với May Hưng Yên, để đáp ứng các quy định, doanh nghiệp đang chuyển đổi tất cả lo hơi đốt than sang lò hơi đốt điện. “Cho dù chi phí điện tăng nhưng lại giảm chi phí nhân công”, ông Dương cho biết.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang thực hiện lắp đặt hệ thống điện mái nhà, ngoài việc có thể chủ động nguồn điện cho sản xuất, nhất là ở cao điểm mùa hè có thể bị cắt điện luân phiên, doanh nghiệp còn có được nguồn thu từ việc cho thuê mái nhà.

Giống như May Hưng Yên, May 10 cũng đang trong quá trình chuyển đổi nhanh và mạnh về năng lượng khi chuyển đổi từ đốt lò hơi bằng than sang đốt viên nén nhằm giảm thải khí carbon; phối hợp với nhà đầu tư của Pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái để vừa đảm bảo nguồn điện, sản xuất xanh và giảm bớt khí thải nhà kính.

Ngoài ra, May 10 đang đầu tư khá lớn vào tiêu chuẩn đánh giá nhà máy và tòa nhà xanh - tiêu chuẩn LEED của Mỹ. Chi phí tư vấn và đạt chứng chỉ này là khá lớn.

Có thể thấy, doanh nghiệp dệt may đã khá chủ động đáp ứng CEAP cũng như các quy định xanh khác của châu Âu. Tuy nhiên, mới chỉ có doanh nghiệp lớn, có năng lực tài chính tốt thực hiện đầu tư, còn lại vẫn là thách thức với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chưa kể, CEAP nói riêng, Thỏa thuận xanh châu Âu có phạm vi rất rộng, kỹ thuật cao việc hiểu sao cho đúng còn là việc khó, chưa nói tới triển khai.

Được biết, để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nói riêng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU nói chung, trước hết là hiểu đúng để tuân thủ CEAP cũng như các quy định xanh khác, Bộ Công Thương đã tiến hành đối thoại với cơ quan chức năng của châu Âu để có phân tích cụ thể về các tiêu chuẩn xanh; xem xét các tiêu chuẩn trong phạm vi cam kết tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU để truyền tải tới doanh nghiệp.

Về mặt chính sách, Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có những mục tiêu, phương hướng rất cụ thể về sản xuất và tiêu dùng bền vững; ban hành thông tư quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương…

Về mặt tuyên truyền, Bộ Công Thương cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo, diễn đàn quốc tế hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến CEAP hay Thỏa thuận xanh châu Âu …

Khẳng định sự hỗ trợ của Bộ Công Thương đã hỗ trợ tích cực trong đáp ứng các tiêu chí của CEAP, tuy nhiên ông Dương vẫn cho rằng, chi phí cho đầu tư đáp ứng các tiêu chí xanh vẫn là áp lực không nhỏ của doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị Chính phủ có quỹ hoặc nguồn tài chính xanh hỗ trợ cho doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi xanh.

Ông Dương cũng đồng thời đề xuất, giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn cho người lao động, bởi với tiền lương cơ bản liên tục tăng như hiện nay chi phí cho các khoản này của doanh nghiệp rất lớn, trong khi thực tế số lương của người lao động được hưởng trong nhiều doanh nghiệp dệt may cao hơn mức lương cơ bản.

相关内容
推荐内容