【đổi tiền hungary sang vnd】Bộ Tài chính “bác bỏ” đề nghị đưa thuế nhập khẩu nông sản về 0%
Đẩy nhanh thông quan nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc | |
Mất giá nghiêm trọng,ộTàichínhbácbỏđềnghịđưathuếnhậpkhẩunôngsảnvềđổi tiền hungary sang vnd xuất khẩu nông sản tỷ USD giảm mạnh | |
Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai hỗ trợ tối đa cho xuất khẩu nông sản | |
Hàng nông sản lại ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh |
Thịt nhập khẩu giá đang rẻ hơn thịt trong nước. Ảnh: ST. |
Người tiêu dùng hưởng lợi
Tham gia ý kiến vào bản dự thảo trước của Bộ Tài chính, Đại sứ quán Hoa Kỳ kiến nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà (phân nhóm 0207.14) từ 20% xuống 14,5% trong năm 2020 và 0% vào năm 2028.
Theo biểu thuế hiện hành, phân nhóm 0207.14 gồm thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh, gồm: cánh gà, đùi gà, gan gà, thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học và thịt loại khác. Mức thuế suất MFN của phân nhóm 0207.14 là 20%, bằng mức cam kết trần WTO. Thuế suất Việt Nam – Hàn Quốc là 7,5% đối với cánh gà, đùi gà và sẽ giảm xuống 0% vào năm 2022, các loại còn lại là 0%. Thống kê cho thấy, kim ngạch NK năm 2018 phân nhóm 0207.14 đạt 167 triệu USD, NK chủ yếu từ Hoa Kỳ đạt 88,5 triệu USD (chiếm 53%), Brazil đạt 18,4 triệu USD (chiếm 21%), Ba Lan đạt 13,8 triệu USD (chiếm 8%), Hàn Quốc đạt 6,5 triệu USD (chiếm 4%). Kim ngạch NK chịu thuế MFN đạt 152 triệu USD. So với năm 2018, lượng NK thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay và theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc tăng lượng NK xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân Dịch tả lợn châu Phi nên người dân chuyển sang tiêu dùng thịt gà.
Trong các nhóm hàng nông nghiệp, nhóm mặt hàng thịt gà luôn trong nhóm hàng hóa Việt Nam không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc phải cắt giảm sẽ vào giai đoạn cuối cùng khi thực hiện cam kết. Do vậy, các Biểu thuế hiện hành cũng cơ bản giữ mức trần cam kết khi chưa đến thời gian cắt giảm cuối cùng do thịt gà là nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, đồng thời là mặt hàng của người nông dân, các gia đình, hộ dân đều có thể tăng gia sản xuất tại nhà nên qua đó đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Với mức thuế NK 20% như hiện nay, giá gà NK vẫn thấp hơn so với giá thành người dân sản xuất. Với thực tế đó, Bộ Tài chính dự kiến giảm mức thuế NK các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh thuộc phân nhóm 2207.14 từ 20% xuống 18% (Hoa Kỳ đề nghị 14,5%). Mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ nhất trong Hiệp định CPTPP.
Người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm thuế này do giá sản phẩm giảm, tuy nhiên, ngành chăn nuôi trong nước sẽ chịu chút ảnh hưởng do bị hàng NK cạnh tranh bởi hiện tại, giá gà trong nước vẫn đang cao hơn giá gà NK sau khi cộng thuế. Ngoài ra, trường hợp giảm thuế từ 20% xuống 18%, ngân sách dự kiến sẽ giảm thu khoảng 69 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó với việc giảm thuế MFN thì không chỉ Hoa Kỳ được hưởng mà thị trường Brazil, Ba Lan cũng được hưởng ưu đãi theo và qua đó thì cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của hàng NK không chỉ từ ba thị trường trên mà còn có các thị trường khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam.
Kim ngạch tăng do thị hiếu, không phải do giảm thuế
Không chỉ thịt, phía Hoa Kỳ còn đề nghị giảm thuế NK ưu đãi của mặt hàng táo tươi, nho tươi từ 10% xuống 0% vào năm 2020.
Phân tích có thể thấy, táo tươi và nho tươi có thuế suất MFN là 10%, bằng cam kết WTO. Thuế suất theo cam kết Hiệp định CPTPP năm thứ nhất, hai, ba lần lượt là 10%, 5%, 0%. Thuế suất theo các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc là 0%. Mặt hàng táo tươi (mã 0808.10.00) có kim ngạch NK năm 2018 là 83,7 triệu USD, NK chủ yếu từ Hoa Kỳ là 35,6 triệu USD (chiếm 42%), New Zealand là 25,6 triệu USD (chiếm 30%), Trung Quốc 8,5 triệu USD (chiếm 10%), còn lại NK từ Pháp, Canada. Kim ngạch chịu thuế MFN là 46,8 triệu USD. Mặt hàng nho tươi (mã 0806.10.00), kim ngạch NK năm 2018 là 77 triệu USD, trong đó chủ yếu từ Hoa Kỳ (39,8 triệu USD) và Australia (15,4 triệu USD). Kim ngạch NK chịu thuế MFN là 54 triệu USD.
Ghi nhận từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện nay, sản lượng trái cây thu hoạch trên cả nước đạt hơn 7 triệu tấn/năm, tăng nhanh so với 7 - 8 năm trước. Song có tới 90% sản lượng trái cây vẫn phải trông đợi vào thị trường tiêu thụ nội địa nên giá bán thấp, tỷ lệ trái cây xuất khẩu mới chỉ chiếm 10% với 5 - 6% là trái cây tươi. Do thị hiếu ưa chuộng hoa quả NK khiến lượng hoa quả NK ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong các tháng gần đây, sản phẩm quả từ thị trường chủ lực Thái Lan có xu hướng giảm, trong khi đó, quả từ các thị trường như: Chile tăng 98%, Hoa Kỳ tăng 90% và Hàn Quốc tăng 83%. Qua đó cho thấy việc gia tăng trái cây NK từ các nước ngoài FTA không phải phụ thuộc vào thuế NK mà phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Và với mức giá dao động từ 50.000 – 200.000 đồng/kg táo, nho thì sản phẩm này tương đối phù hợp với nhiều người tiêu dùng Việt Nam.
Đối với cam kết Hiệp định CPTPP, mức thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với 2 mặt hàng táo và nho tươi là 5% và chỉ đang áp dụng cho các nước đã phê chuẩn Hiệp định. Hiện bốn nước chưa phê chuẩn Hiệp định CPTPP còn lại là Brunei, Chile, Malaysia, Peru vẫn phải áp dụng thuế suất MFN.
Từ những phân tích này, Bộ Tài chính dự kiến trước mắt giảm thuế đối với mặt hàng táo tươi, nho tươi từ 10% xuống 8% để cân đối với việc giảm thuế theo Hiệp định CPTPP.
Về tác động, việc giảm thuế NK sẽ giảm giá hàng NK nên sẽ càng làm tăng nhu cầu NK nho, táo từ các thị trường Hoa Kỳ, Chile nên giảm nhu cầu tiêu dùng nho, táo trồng trong nước, đây cũng là một khó khăn cho sản xuất nội địa. Đồng thời, số thu ngân sách giảm hàng năm cũng tương đương 69 tỷ đồng.
Tương tự với mặt hàng quả nho khô (mã 0806.20.00), phía Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đề nghị giảm thuế NK xuống 0% năm 2020. Mặt hàng này đang có thuế suất MFN là 13%, bằng cam kết trần WTO; cam kết ASEAN – Australia – New Zealand và Trung Quốc là 0%, ASEAN - Ấn Độ là 10%; cam kết CPTPP năm thứ nhất, hai, ba lần lượt là 11,3%; 5,6%; 0%. Kim ngạch NK năm 2018 là 9,2 triệu USD, NK chủ yếu từ Hoa Kỳ 40,2%, từ Australia 18,5%, Ấn Độ 18,5%, Trung Quốc 12%. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất MFN mặt hàng nho khô (mã 0806.20.00) từ 13% xuống 12%. Mức giảm cao hơn mức Hiệp định ASEAN - Ấn Độ và tương đương với mức giảm năm thứ nhất trong Hiệp định CPTPP 11,3%.
Trong nước đã trồng được nho, tuy nhiên sản lượng không nhiều. Việc giảm thuế có thể ảnh hưởng đến nho trong nước nhưng cơ bản không đáng kể do việc tiêu thụ quả phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng. Việc giảm thuế NK nho khô sẽ khiến ngân sách giảm thu không đáng kể khoảng 2,1 tỷ đồng/năm.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/531d299034.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。