Tin tức tại buổi họp báo Chính phủ chiều 28/8,áolỗThứtrưởngCôngThươngvẫnngợbảng xếp hạng bóng khi được hỏi về vấn đề Metro vào Việt Nam có đăng ký là đại lý bán buôn, nhưng thực tế lại là bán lẻ. Dư luận đặt câu hỏi là tại sao đăng ký bán buôn mà lại được phép bán lẻ và tại sao cơ quan chức năng lại để tình trạng này xảy ra trong thời gian dài như vậy? Thứ hai, trong suốt 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Metro luôn báo lỗ, nhưng khi đầu tư xây dựng lại xin được rất nhiều khu đất vàng, vậy chúng ta có nên xem xét lại chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài không?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã dành nhiều lời "có cánh" cho doanh nghiệp này.
Metro báo lỗ nhiều năm. Ảnh minh họa
Ông cho biết: "Nếu như có đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tôi nghĩ rằng sẽ trả lời chính xác hơn bởi vì đây là 1 DN 100% vốn nước ngoài và đầu tư theo Luật Đầu tư của Việt Nam, đã được Bộ trưởng Bộ KHĐT cấp giấy phép đầu tư, sau đó được UBND TP.HCM cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi cũng xin nêu một số nội dung để các bạn nắm được".
Thật ra, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm vấn đề cung cầu, đặc biệt là vấn đề các điểm bán hàng. Về Metro, hiện nay do một người quốc tịch Pháp đang làm Tổng Giám đốc. Metro vào Việt Nam từ 2001, đến nay đã thành lập 19 trung tâm Metro trên toàn quốc (trong đó Hà Nội có 3, TPHCM 3, 13 trung tâm còn lại nằm tại 13 tỉnh, thành phố trên toàn quốc).
"Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, Metro vào đây quan trọng nhất đầu tiên là kinh doanh. Theo chúng tôi kiểm tra, có lúc tới 90% hàng hóa bán trong Metro là hàng của Việt Nam sản xuất và bán ra tại Việt Nam, chủ yếu cho người Việt Nam. Như vậy, họ làm rất tốt, giúp người Việt Nam tiêu thụ sản phẩm của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Metro cũng đã làm được một số việc, như tổ chức các khóa đào tạo cho người nông dân, kể cả các hộ kinh doanh và một số tổ chức doanh nghiệp, làm đúng theo chuẩn mà các nước đang làm, từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ, và cả về vệ sinh an toàn thực phẩm. Metro từ lúc thành lập đã tạo ra việc làm cho hơn 5.000 lao động, đây là những đóng góp rất tốt của Metro.
Về chuyện bán buôn, bán lẻ, ở nước ngoài có rất nhiều hãng, như Bosco của Hoa Kỳ, Big C của Pháp… nên phân biệt bán buôn và lẻ là rất khó. Ví dụ, chúng ta có thẻ Big C ở nước ngoài nhưng mua 1 sản phẩm cũng không sao cả.
Còn theo quan điểm của tôi, nên nhìn nhận họ đã làm được gì và hiện nay lỗ hổng trong quản lý của chúng ta là gì. Ví dụ việc báo lỗ, trong vòng 12 năm qua họ báo lỗ, vì lỗ nên họ không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi cũng có con số là từ lúc thành lập tới nay, họ đã nộp 921 tỷ đồng các loại thuế, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp do bị lỗ. Còn việc hiện nay họ lập rất nhiều điểm mới, trung tâm mới và chính những trung tâm này gây cho họ lỗ, chúng tôi đã kiểm tra. Kết quả kinh doanh của họ từng nơi lãi, nhưng vốn đầu tư của họ vào những trung tâm mới thì lại tạo ra lỗ của họ. Đấy là vấn đề.
Luật pháp của chúng ta đang là như vậy. Chúng tôi khẳng định rằng, người ta hoàn toàn dựa vào pháp luật, làm đúng theo quy định.
Hiện nay, có 1 tập đoàn Thái Lan quyết định đàm phán mua của Metro 19 trung tâm và dự kiến đến giữa 2015 sẽ kết thúc. Có một vấn đề xin nêu ra ở đây vì còn liên quan tới nhiều bộ, ngành khác.
Thứ nhất,khi chúng ta cấp phép, đương nhiên quyền họ được phép mua bán dựa vào Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Thương mại, không có gì sai cả. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận là 1 doanh nghiệp mới luôn mong muốn sự ưu đãi trong đầu tư. Bộ KHĐT cần xem xét kỹ việc này. Khi Metro vào Việt Nam đã được ưu đãi hết sức vì trước khi Việt Nam gia nhập WTO, sự ưu đãi còn lớn hơn nữa, nhưng bây giờ rõ ràng phải khác rồi. Quan điểm của chúng tôi có 2 cách. Một là Metro được ưu đãi bao nhiêu năm tháng thì chúng ta chấm dứt ở đó, dù ai là chủ mới cũng chỉ dừng ở đó thôi.
Thứ hai,liên quan tới lỗ lãi và vấn đề chuyển giá chẳng hạn, thực sự họ có lỗi hay không thì Chính phủ, mà ở đây trực tiếp là Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, phải vào cuộc để kiểm tra trong 12 năm thực sự có lỗ hay không, lỗ như thế nào… để tránh việc đánh thuế thu nhập DN.
Về phía Bộ Công Thương, khi doanh nghiệp này yêu cầu hoặc xin giấy phép tổ chức phân phối tại Việt Nam, qua ý kiến của các bộ, ngành, đặc biệt Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, chúng tôi xem xét có cho phép họ tiếp tục được phân phối không, phân phối theo phương thức nào theo đúng quy định của pháp luật" - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định.
Thanh Hải
Metro đạt giải thưởng năng lượng Đông Nam Á