【quả bóng đá v-league】Đề xuất 37.000 tỷ làm 5 dự án BOT theo cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM
作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:10:02 评论数:
Nội dung trên được nêu tại buổi báo cáo chuyên đề cơ sở lựa chọn và đề xuất danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp,ĐềxuấttỷlàmdựánBOTtheocơchếchínhsáchđặcthùquả bóng đá v-league mở rộng trên công trình đường bộ hiện hữu áp dụng hợp đồng BOT theo cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15, do Sở GTVT TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức chiều 9/8.
Mục đích buổi báo cáo nhằm lắng nghe ý kiến, đóng góp của các nhà khoa học, đại diện các sở ngành, nhà đầu tư về việc lựa chọn danh mục dự án đầu tư BOT để trình HĐND TP.HCM thông qua trong thời gian tới.
Theo báo cáo chuyên đề, các dự án áp dụng hợp đồng BOT phải đảm bảo 4 tiêu chí: Phù hợp với quy hoạch; phù hợp định hướng phát triển giao thông; giải quyết điểm nghẽn kết nối các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng; có khả năng huy động vốn đầu tư từ khối tư nhân.
Qua rà soát đánh giá, TP.HCM có 107 tuyến đường phù hợp triển khai theo dự án BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98. Tuy nhiên, Sở GTVT TP.HCM rút gọn còn 5 dự án cấp bách mang tính chất liên kết vùng. 5 dự án này có tổng mức đầu tư hơn 37.000 tỷ đồng, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2030.
Cụ thể, Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) dài 4,6km sẽ được mở rộng lên 53 – 60m với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 8.600 tỷ đồng). Sở GTVT TP.HCM đề xuất bố trí ngân sách 50% (khoảng 4.996 tỷ đồng) và doanh nghiệp 50%.
Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An dài 9,6km sẽ được mở rộng từ 4 – 8 làn xe, tổng vốn gần 12.900 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.700 tỷ đồng). Dự án này cũng được đề xuất ngân sách nhà nước tham gia với tỉ lệ 50% (khoảng 6.438 tỷ đồng) và doanh nghiệp 50%.
Quốc lộ 22 từ ngã tư An Sương đến Vành đai 3 dài 9,1km sẽ mở rộng lên gần 40m với kinh phí khoảng 3.609 tỷ đồng. Ngân sách TP.HCM tham gia đầu tư với tỉ lệ 67% để giải phóng mặt bằng (2.409 tỷ đồng), doanh nghiệp tham gia 33% để xây lắp (1.200 tỷ đồng).
Trục đường Bắc – Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) dài 7,5km được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, tổng vốn gần 4.500 tỷ đồng. Ngân sách TP.HCM tham gia thực hiện với tỉ lệ 70% (hơn 3.131 tỷ đồng) và doanh nghiệp tham gia 30% (hơn 1.342 tỷ đồng).
Cầu đường Bình Tiên (đi qua Quận 6, 8 và huyện Bình Chánh) dài 3,2km, rộng 30 – 40m, tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng. Dự án này được đề xuất ngân sách nhà nước tham gia với tỉ lệ 54% (hơn 3.300 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng) và doanh nghiệp tham gia 46% (gần 2.900 tỷ đồng xây lắp).
Góp ý cho báo cáo, các nhà đầu tư, chuyên gia, đại diện các địa phương có dự án và các sở ngành có một số ý kiến như cần đưa vào tiêu chí hoàn vốn, ưu tiên dự án mà người dân có sự lựa chọn có thể sử dụng hoặc không, nghiên cứu kỹ để tránh tình trạng “dời điểm kẹt xe này qua điểm kẹt xe khác”.
Ngoài ra, cần đánh giá tính khả thi của việc kêu gọi nhà đầu tư. Sở GTVT nên công bố bộ tiêu chí để doanh nghiệp dựa vào đó mà quyết định…
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM nhận định, dự án BOT không mới đối với TP.HCM vì trước đây một số dự án đã được triển khai, khi hoàn thành đã phát huy được hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giảm kẹt xe, tăng cường lưu thông hàng hóa qua việc rút ngắn thời gian lưu thông.
Theo ông Lâm, trong bối cảnh nguồn lực từ ngân sách TP.HCM chỉ đáp ứng 20-21% thì việc huy động các nguồn lực xã hội vào các dự án là rất cần thiết. Cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98 vừa ban hành có thời hạn 5 năm, do đó TP.HCM cần nhanh chóng lựa chọn, triển khai hiệu quả những dự án BOT cấp bách, khả thi như các tuyến quốc lộ và các trục chính, các dự án giải quyết nhu cầu giao thông rất lớn, giải quyết ùn tắc.
Trước mắt, Sở GTVT TP và các đơn vị tư vấn sẽ lập danh sách đợt 1 gửi UBND TP xem xét để có thể trình HĐND TP ban hành trong tháng 9/2023. Sau đó, dựa trên các tiêu chí nghiên cứu thì ngành giao thông sẽ tiếp tục bổ sung các dự án khác trong các đợt tiếp theo.
Ngoài 4 tiêu chí như nhóm nghiên cứu đưa ra, ông Lâm cũng lưu ý đến tiêu chí đánh giá tác động kinh tế - xã hội, dự án nào ít tác động đến người dân thì sẽ được ưu tiên hơn.
Hiện nay, TP.HCM có 20 hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư PPP (trong đó có 7 BOT, 11 BT, 1 BOO, 1 BOT kết hợp BT) và 1 hợp đồng ứng vốn để đầu tư hơn 49.000 tỷ đồng.
TP.HCM đã triển khai 7 dự án BOT, gồm: Cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 1) đã kết thúc thu phí hoàn vốn; 3 dự án khác đang thu phí là BOT An Sương - An Lạc, cầu Phú Mỹ, mở rộng xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1; 1 dự án sắp thu phí là đường nối tuyến Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu; 2 dự án đang làm thủ tục dừng hợp đồng là đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 2).
Tổng mức vốn cho 7 dự án khoảng 15.259 tỷ đồng, đã giải ngân gần 10.000 tỷ đồng.