Mới đây,ếtphttriểnnngnghiệpĐtruc tiepketquabongda Bộ NN&PTNT tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025, tại thành phố Cần Thơ. Văn phòng điều phối có nhiệm vụ đề xuất với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT các cơ chế, chính sách, quản lý, giúp phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL nhanh và bền vững.
Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL cần liên kết để tăng sức mạnh.
Bước đi… đột phá
Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm trưởng ban; thành viên gồm các đơn vị trực thuộc bộ và lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh thành ĐBSCL. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực, trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL; các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Giúp Bộ trưởng điều phối, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ trong điều phối phát triển vùng ĐBSCL, tham mưu điều phối sản xuất.
Song song đó, tham mưu điều phối các chương trình, dự án của Chính phủ và tổ chức quốc tế; phối hợp với Tổ điều phối cấp tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT; cung cấp thông tin và tham mưu, đề xuất các chương trình, dự án liên quan tới chủ trương phát triển ngành NN&PTNT, tác động về cơ chế, chính sách của ngành NN&PTNT đối với phát triển vùng ĐBSCL. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ tham mưu với Bộ trưởng những báo cáo và triển khai chỉ đạo của Hội đồng điều phối vùng; theo dõi, đôn đốc và giúp Bộ trưởng giải quyết các vấn đề điều phối trong vùng ĐBSCL thuộc thẩm quyền…
Đối với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đặt tại thành phố Cần Thơ nhằm giúp Ban Chỉ đạo, cũng như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL; tham mưu, phối hợp với các địa phương điều phối những nội dung, chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành; đề xuất các cơ chế, chính sách có tính liên kết vùng nhằm phát triển ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; đôn đốc các hoạt động liên kết để phát triển kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân và các hợp tác xã… Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, với sự ra mắt của Văn phòng điều phối và Ban chỉ đạo sẽ là nơi kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp… cùng trao đổi, đưa ra những ý tưởng, sáng kiến, những kế hoạch, hành động. Ngoài ra, kết nối không gian 13 tỉnh, thành ĐBSCL, nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL ngày càng phát triển…
Liên kết tăng sức mạnh
Lần đầu tiên sự ra đời của Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã được các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp xuất khẩu, nông dân… kỳ vọng sẽ tạo nên luồng gió mới cho sự phát triển căn cơ hơn trong thời gian tới. Từ đó, thúc đẩy ĐBSCL phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh, chất lượng, an toàn, bền vững, thích ứng BĐKH, gắn với liên kết chặt giữa các bên liên quan trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao.
GS. TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cho rằng: “Muốn kết nối các địa phương vùng ĐBSCL, chúng ta cần xác định mô hình nông nghiệp chủ đạo. Trong nhiều năm qua, chúng ta còn lúng túng về vấn đề này. Ngay cả đối với ngành thủy sản, một số nơi cũng chưa biết nuôi tôm công nghiệp, quảng canh hay tôm rừng… cái là chủ đạo? Cái chủ đạo là “cánh chim đầu đàn” để lôi kéo những người khác làm theo…”.
Theo GS. TS Bùi Chí Bửu, cái gì chậm thì chậm, nhưng kết nối ĐBSCL không thể chậm vì hiện cả người tiêu dùng quốc tế và trong nước đều chuyển đổi sang tiêu dùng xanh mà mình cứ sản xuất như kiểu cũ rất khó có thị trường tiêu thụ. Do vậy, việc tăng cường liên kết, kết nối thị trường là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và sự chuyển đổi nhanh trong xu thế tiêu dùng thế giới.
Còn Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho rằng: “Bộ NN&PTNT lần đầu tiên tổ chức họp Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL là một dấu ấn quan trọng cho nông nghiệp vùng này. Lâu nay, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, với nhiều ngành hàng có quy mô lớn như lúa gạo, thủy sản và trái cây. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được quy mô tập trung lớn và nhiều sản phẩm có giá trị cao như mong muốn. Do đó, lần này ai cũng kỳ vọng Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối có những định hướng cụ thể về tổ chức sản xuất của vùng ĐBSCL, mỗi địa phương cần làm gì để phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, liên kết thiếu chặt chẽ. Kịp thời điều phối, hướng dẫn để các địa phương liên kết, phát triển các ngành hàng và sản phẩm OCOP có thương hiệu, sức cạnh tranh, giá trị cao, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng ĐBSCL…”.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, vùng ĐBSCL muốn phát triển bền vững cần phải mạnh dạn thay đổi và tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh thái từng ngành hàng cụ thể. Đặc biệt, trong hệ sinh thái cần liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan từ các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân và cả truyền thông… Để thực hiện tốt việc liên kết vùng và kết nối ĐBSCL, cần phối hợp tốt giữa các khu vực công và tư nhân, kết nối tri thức, phát huy tốt các không gian liên kết, sức mạnh tri thức…
Bài, ảnh: HƯNG TÂN