当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bảng xếp hạng 2 bundesliga】Liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ 正文

【bảng xếp hạng 2 bundesliga】Liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ

来源:Empire777   作者:Cúp C2   时间:2025-01-10 09:18:31

Liên kết phát triển phải đi đôi với khai thác tiềm năng,ênkếtpháttriểnvùngĐôngNamBộbảng xếp hạng 2 bundesliga thế mạnh mỗi địa phương

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 6 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là khu vực trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất của cả nước.

Theo phân tích của các chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, mỗi tỉnh, thành trong vùng đều đang nắm giữ những tiềm năng, thế mạnh riêng có rất lớn và đang có những định hướng phát triển riêng.

Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đang phát triển và được định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cả cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. TP. Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế.

Tiểu vùng trung tâm được xác định gồm: TP. Hồ Chí Minh, khu vực phía nam tỉnh Bình Dương, tây nam tỉnh Đồng Nai sẽ là trung tâm phát triển của toàn vùng, nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao, giáo dục - đào tạo, y tế và đầu mối giao thương với quốc tế.

Trong đó, TP.Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân sẽ tập trung chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính quốc tế. Thí điểm một số cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế.

Liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ - địa phương cần phát huy sự chủ động, sáng tạo
TP. Hồ Chí Minh được chọn thí điểm phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Ảnh: Sơn Nam

Tiểu vùng ven biển gồm khu vực Cần Giờ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là khu vực phát triển mạnh các ngành kinh tế biển như cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu, du lịch biển đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Theo đó sẽ hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ. Tiểu vùng phía bắc gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực phía bắc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương là khu phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng...

Để đưa Đông Nam Bộ trở thành đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng “chính quyền số”, “kinh tế số”, “xã hội số”.

Nghị quyết cũng nêu rõ việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong vùng và kết nối với các vùng khác.

Nghị quyết 24-NQ/TW chỉ rõ: Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Cần sớm khơi thông các điểm nghẽn

Về mục tiêu, chương trình hành động phát triển vùng Đông Nam Bộ xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30-35%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%.

Mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng như vậy, tuy nhiên theo các chuyên gia, để phát triển vùng cần khơi thông nhiều điểm nghẽn, trước hết là về hạ tầng giao thông kết nối. Hiện nay, hệ thống giao thông vùng hiện đang quá tải, phát triển kém; các dự án được quy hoạch mang tính kết nối liên vùng như cao tốc và vành đai đều đang chậm triển khai.

Ngoài ra, hệ thống giao thông kết nối trực tiếp giữa các tỉnh với nhau chưa được quan tâm đúng mức. Trục giao thông được các tỉnh tập trung đầu tư thường kết nối với TP. Hồ Chí Minh dẫn đến kéo dài hành trình, tăng lượng xe quá cảnh qua khu vực và chưa thuận tiện cho sự tương trợ phát triển chung của toàn vùng.

Liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ - địa phương cần phát huy sự chủ động, sáng tạo
Phối cảnh mô hình cầu Phước An nối tỉnh Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Minh họa

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, để gỡ những "nút thắt" giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng gắn với các vùng lân cận và cảng biển, sân bay thông qua các tuyến đường bộ cao tốc.

“Tới đây, hàng loạt dự án trọng điểm sẽ tập trung đầu tư tại vùng Đông Nam Bộ gồm đường bộ (các tuyến cao tốc, vành đai), đường sắt (nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam, đầu tư đường sắt đô thị, đường sắt chở hàng), đường thủy nội địa (cải tạo và hoàn thành các luồng tuyến vận tải thủy nội địa); hàng hải (đầu tư các cảng biển, hình thành các trung tâm logistic lớn), hàng không (đầu tư vào các sân bay)…” – ông Thắng thông tin.

Để tạo đột phá trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, cần đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo của các tỉnh, thành phố trong vùng trong công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư; đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng.

Theo ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, để tạo sự liên kết và phát huy lợi thế tiềm năng của vùng, Bộ Chính trị song song ban hành 6 nghị quyết cho 6 vùng của cả nước cần ban hành quy chế làm việc có tính chất quy chế mẫu cho 6 vùng để tránh sự lỏng lẻo, hình thức như thời gian qua. Trước mắt, trong năm 2023 tổ chức ký kết liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tổ chức xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch chung giữa các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ.

Trong khi đó, theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND. TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng và các bộ ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Nghị quyết 24 trên địa bàn cả vùng. Trước mắt là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch Vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối…

Nhằm tạo động lực cho vùng Đông Nam Bộ phát triển, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, cần sớm hoàn thành quy hoạch vùng làm cơ sở triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối; có các chính sách để các địa phương phối hợp trong công tác đào tạo, thu hút và cung ứng lao động. Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét cơ chế thúc đẩy, phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với điều kiện từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm; có cơ chế đặc thù cho vùng trong điều tiết ngân sách cũng như quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho các tỉnh trong vùng.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không trong vùng và các dự án trung tâm thông tin, logistics của Vùng; đồng thời đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể./.

Nhắc lại các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể phát triển Đông Nam Bộ, đóng góp vào phát triển chung của cả nước và quan điểm phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, tổng thể và bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển vùng Đông Nam Bộ phải với phương châm "Tư duy đổi mới – Đột phá mới – Giá trị mới".

标签:

责任编辑:World Cup